Mới đây, người ta đã chứng kiến những căng thẳng giữa những cựu quan chức tình báo và an ninh Mỹ với ông Donald Trump leo lên một mức chưa từng thấy. Ông Trump đã thu hồi quyền tiếp cận thông tin mật của cựu giám đốc CIA John Brennan và đe dọa sẽ tiếp tục thực hiện điều này với những quan chưa khác. Cựu lãnh đạo của Bộ Chỉ huy các chiến dịch đặc biệt, đô đốc William McRaven đáp trả bằng cách tuyên bố: "Tôi sẽ coi việc ông cũng loại bỏ quyền tiếp cận thông tin mật của tôi là một vinh dự".
Nguồn gốc của mọi xung đột là do ông Trump đã gạt bỏ những cảnh báo của cộng đồng tình báo về những hoạt động và những mối đe dọa từ Nga. Đã rõ ràng cách cựu lãnh đạo cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá về ông Trump nhưng những người đứng đầu về an ninh tại Nga đánh giá tổng thống Mỹ thế nào?
Câu trả lời rất quan trọng với các quan chức Mỹ khi họ đã phản đối tổng thống Trump tham gia cuộc họp thượng đỉnh hồi tháng 7 và có hành động thân thiện với người đồng cấp phía Nga. Liệu các quan chức an ninh Nga có coi ông Trump là người có thể cứu quan hệ Nga-Mỹ? Liệu họ có coi tổng thống Mỹ là một mối đe dọa? Hay ông Trump là một điều gì đó khác biệt với họ?
Ông Boris Yeltsin nổi tiếng với chứng nghiện rượu và những hành động khác thường.
|
Một cựu sĩ quan FSB tại Moscow đã nói: "Donald Trump là Boris Yeltsin của chúng tôi... Ông Yeltsin đã quét sạch mọi thứ trước đó và ông ta đã mời người Mỹ vào. Các ông - những người Mỹ cần phải tìm cách thỏa hiệp với ông Trump như chúng tôi đã làm với Yeltsin".
Với cách so sánh súc tích về sự tương đồng giữa ông Yeltsin và ông Trump, cựu nhân viên KGB/FSB, người thuộc tầng lớp cao nhất dưới thời cựu tổng thống Nga Boris Yeltsin vào những năm 1990 đã nói những điều mà các quan chức an ninh Nga và sếp an ninh số 1 của Nga ông Vladimir Putin nghĩ về nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.
Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev thường bị đổ lỗi cho sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991. Nhưng thực tế, các quan chức quốc phòng và tình báo Nga lại cho rằng chính ông Boris Yeltsin mới là người chia cắt nước Nga cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô Viết và chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô. Ông Boris Yeltsin đã lèo lái một Liên bang Nga mới thành lập trong những năm 1990, giám thị thời kỳ quá độ, dù ông đã mang lại sự dân chủ hơn cho nước Nga những cũng tạo ra một thập kỷ rối loạn và bất ổn đất nước mình: tham nhũng về chính trị và kinh tế, sự cai trị kém cỏi, quân đội sa sút, một trận chiến khốc liệt tại Caucasus, tình trạng siêu lạm phát...
Cuộc họp thượng đỉnh giữa hai ông Donald Trump và Vladimir Putin tại Helsinki vào ngày 16.7 đã gây nhiều tranh cãi trong nước Mỹ.
|
Sự khoa trương và uy tín của Yeltsin - người từng là gương mặt lỗi lạc trong 2 cuộc chính biến, cho thấy ông ngày càng không có khả năng tập trung vào những điều cần thiết để đưa nước Nga ra khỏi thời kỳ quá độ. Sở thích sa thải các nhân viên dưới quyền bất tuân như một công cụ để lãnh đạo đã tạo ra sự bất ổn trong chính quyền của ông. Chứng nghiện rượu và hay làm những điều bất thường của ông ở cả trong nước và quốc tế đã khiến cho các quan chức dưới quyền ông rất bất an đặc biệt là các quan chức tình báo và quốc phòng. Năm 1999, trước thềm của thiên niên kỷ mới, những lực lượng thủ cựu đã thuyết phục ông Yeltsin chuyển giao quyền lực cho vị thủ tướng trẻ - cựu sĩ quan KGB Vladimir Putin.
Trong mắt của cựu sĩ quan FSB thì tổng thống Trump cũng tạo nên chia rẽ trong chính trị và nội các của mình một cách tương tự. Tổng thống Mỹ đã gạt bỏ cách thức truyền thống và những trung tâm quyền lực của hệ thống chính trị Mỹ. Ông có vẻ đã làm cho mọi quan chức cấp cao phải xa lánh mình đặc biệt là những quan chức tình báo và quốc phòng. Ông là một nhà lãnh đạo không để tâm tới việc tính cách của mình đã làm trái lại những tiêu chuẩn hành vi lâu đời hay khiến mếch lòng ai đó.
Sự thân thiện với nước Nga của ông Trump gây kinh ngạc trong giới tình báo và an ninh Mỹ gợi nhớ tới những xích mích tương tự trong nhiệm kỳ của ông Yeltsin ở Nga. Thái độ của nhiều cựu quan chức an ninh Mỹ với ông Trump không phản ánh suy nghĩ của công chúng nhưng báo Mỹ cho rằng nó tương đồng với cách mà các quan chức an ninh Nga nghĩ về ông Yeltsin.
Tình báo Nga đánh giá ông Trump giống như Yeltsin của nước Nga.
|
Vào năm 2005, 5 năm sau khi nhận quyền lực từ Yeltsin, ông Putin đã nói trước thế giới rằng sự sụp đổ của Liên Xô là "thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20". Với ông Putin và các quan chức tình báo, quốc phòng đó là một khoảnh khắc công khai bày tỏ thái độ, một tuyên bố công khai rằng những gì ông Yeltsin lựa chọn không phải là con đường của nước Nga. Và những thay đổi đang được thực hiện để lái nước Nga đúng hướng.
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa tổng thống Boris Yeltsin và tổng thống Donald Trump và các nhà quan sát Mỹ sẽ không do dự chọn một cách so sánh lịch sử khác cho ông Trump. Nhưng với các quan chức trong chính quyền Mỹ thực hiện sự chỉ đạo của tổng thống sau cuộc họp thượng đỉnh để tái khỏi động quan hệ với người đồng cấp Nga thì việc người Nga nghĩ gì về tình thế của Mỹ hiện tại rất quan trọng.
Theo báo Mỹ, những quan chức an ninh Nga coi ông Trump là nguy cơ của nước Mỹ, là người mà họ sẽ có thể lợi dụng và khai thác nếu có thể bởi vì họ tin chắc theo kinh nghiệm của mình các lực lượng thủ cựu của Mỹ đang cố tìm cách thay thế ông Trump trong thời gian sớm nhất có thể. Không ít quan chức tình báo Mỹ lo ngại hành động của tổng thống Mỹ tạo ra những cơ hội mà Nga sẽ lợi dụng để chiếm lợi thế cho những quyền lợi quốc gia trước những phản đối của Mỹ.