|
Quốc gia có ngành ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là Campuchia, tăng trưởng 30,4%, mặc dù quốc gia này chỉ có 1 cái tên trong danh sách là ngân hàng ACLEDA Bank. Campuchia cũng chỉ chiếm 0,1% trong tổng số tài sản của bảng xếp hạng, giảm 0,19% so với năm trước.
Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng là Việt Nam với 19 cái tên được vinh danh, có lượng tài sản lớn thứ hai với 15,66%, tăng 6,21% so với năm trước.
Thống trị danh sách về giá trị tài sản là các ngân hàng Malaysia, Singapore và Thái Lan, đóng góp gần 75% tổng.
Trong khi đó, lợi nhuận ngành ngân hàng Việt Nam lại không được đánh giá cao, đứng cuối danh sách, với hệ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) là 0,8% và lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROC) 12,19%. Ở hạng mục này, Indonesia lại là nước dẫn đầu với lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn đầu tư lần lượt là 2,7% và 25,31%. Thêm vào đó, mức độ tiếp cận các ngân hàng tại Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong khu vực, chỉ có 30,86% dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng vào năm 2014.
Về tốc độ tăng trưởng tài sản, ngành ngân hàng Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất với VP Bank với 35,02%, tiếp đến là SCB và Shinhan Bank Vietnam với lần lượt 34,22% và 33,32%. Mặc dù những ngân hàng địa phương khác của Việt Nam đứng cuối trong bảng xếp hạng về lợi nhuận nhưng tình hình đang dần được cải thiện. Các ngân hàng Việt Nam đã tăng 6% lợi nhuận trước thuế. Nikkei đánh giá đây là sự tăng trưởng lớn hơn bất kỳ nước nào khác, ngoại trừ Singapore, nơi có lợi nhuận tăng 10,91%.
Nikkei cũng đánh giá các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Theo Một thế giới