AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau sự kiện SCB - Vạn Thịnh Phát, dù không phải là ngân hàng có lãi suất huy động thuộc tốp 3 thị trường, NCB vẫn ghi nhận tăng trưởng huy động tích cực trong quý cuối năm 2022.

Ông Nguyễn Đình Tuấn - Phó Tổng giám đốc thường trực Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB - Mã CK: NVB) - cho biết như vậy tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (AGM 2023) của NCB, diễn ra vào sáng nay (8/4).

Đại hội có sự tham gia của 33 cổ đông tham dự trực tiếp và 61 đại diện ủy quyền tham dự, đại diện cho 522,2 triệu cổ phiếu, tương ứng với 93,79% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của NCB.

Trước sự quan tâm của cổ đông về hoạt động của NCB sau sự kiện SCB - Vạn Thịnh Phát, ông Tuấn khẳng định tăng trưởng huy động của nhà băng này vẫn diễn ra bình thường, ổn định.

"Chúng tôi đã nhận được những câu hỏi tương tự từ khi sự kiện SCB - Vạn Thịnh Phát xảy ra vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, thay vì lời nói, NCB đã trả lời bằng hành động thực tế", ông Tuấn nhấn mạnh.

Vị này cho biết, dù không phải là nhà băng có lãi suất huy động thuộc tốp 3 thị trường, nhưng trong quý cuối năm 2022, NCB vẫn ghi nhận tăng trưởng huy động vốn lên tới 6.300 tỉ đồng.

Chốt tăng vốn điều lệ lên 11.800 tỉ đồng

Đoàn chủ tọa tại AGM 2023 của NCB. Từ trái qua phải: bà Trịnh Thanh Mai - Thành viên HĐQT; bà Trương Lệ Hiền - Thành viên HĐQT; bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch HĐQT (Chủ tọa); ông Nguyễn Đình Tuấn - Phó Tổng giám đốc thường trực; và bà Hoàng Thu Trang - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc

Đoàn chủ tọa tại AGM 2023 của NCB. Từ trái qua phải: bà Trịnh Thanh Mai - Thành viên HĐQT; bà Trương Lệ Hiền - Thành viên HĐQT; bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch HĐQT (Chủ tọa); ông Nguyễn Đình Tuấn - Phó Tổng giám đốc thường trực; và bà Hoàng Thu Trang - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc

AGM 2023 của NCB cũng thảo luận về phương án chào bán tối đa 620 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tăng vốn điều lệ từ 5.601,5 tỉ đồng lên 11.801,5 tỉ đồng.

Số cổ phiếu này sẽ được chào bán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Thời gian dự kiến phát hành trong giai đoạn 2023 – 2025, với mỗi đợt chào bán cách nhau ít nhất 6 tháng.

Theo Chủ tịch HĐQT NCB Bùi Thị Thanh Hương, mục đích tăng vốn của ngân hàng lên 11.800 tỉ đồng phần lớn là do kế hoạch trong lộ trình tăng vốn của Đề án tái cơ cấu cũ của ngân hàng đã đề ra và đã được NHNN thông qua.

Giải thích lý do tại sao chọn phương án phát hành riêng lẻ thay vì phát hành ra công chúng, Chủ tịch NCB tiết lộ các lý do chính là NCB cần thu hút các cổ đông có năng lực quản trị điều hành để giúp ngân hàng nâng cao cả năng lực tài chính và năng lực điều hành.

Vị Chủ tịch HĐQT NCB cho hay, trong lần tăng vốn trước đó cơ quan quản lý nhà nước đã quy định số cổ phần phát hành tăng thêm không được chuyển nhượng trong vòng từ 1-3 năm.

Mặt khác, NCB cũng cần thu hút các cổ đông có năng lực quản trị điều hành để giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, điều hành. “Đây cũng là yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Yêu cầu các đối tác cần có nguồn vốn lớn, đủ mạnh để đảm bảo được sự đồng hành lâu dài”, bà Hương nhấn mạnh.

“NCB đang có cổ đông Nhật Bản và ở Anh, tuy không phải là cổ đông lớn nhưng tỷ lệ sở hữu cũng không phải là nhỏ, đây cũng là những đối tác tiềm năng của NCB trong tương lai”, bà Hương nói.

Bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch HĐQT NCB - trao đổi với cổ đông tại AGM 2023

Bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch HĐQT NCB - trao đổi với cổ đông tại AGM 2023

10 tháng trước, Hội đồng quản trị NCB đã được kiện toàn, với sự góp mặt của 4/5 thành viên là phụ nữ. Họ được bầu bổ sung vào HĐQT nhà băng này sau những biến động trong cơ cấu cổ đông.

Nam giới duy nhất trong HĐQT NCB là ông Nguyễn Tiến Dũng - người từng được thị trường nhìn nhận như "ông chủ" quyền lực nhất ở ngân hàng này hơn một thập kỷ qua.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của VietTimes, ông Nguyễn Tiến Dũng không tham dự trực tiếp. Ông chủ Gami Group có thể đã ủy quyền cho vị đại diện 'check-in' và biểu quyết tại đại hội này.

Ngoài ra, AGM 2023 của NCB đã thông hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước trích lập theo phương án cơ cấu lại ở mức 16 tỉ đồng, giảm 61% so với thực hiện năm 2022.

Đây là năm đầu tiên NCB đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi kể từ năm 2013 – thời điểm nhà băng này bắt đầu thực hiện đề án tái cấu trúc theo phương án cơ cấu lại của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Năm 2022, NCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước phương án cơ cấu lại đạt 608 tỉ đồng, tăng 100 tỉ đồng so với thực hiện năm 2021. Tuy nhiên, NCB chỉ hoàn thành 6,7% kế hoạch đã đề ra.

Bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận, NCB cũng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng 5,1% trong năm 2023, lên mức 94.500 tỉ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng dự kiến đạt 57.700 tỉ đồng; huy động khách hàng dự kiến đạt 78.000 tỉ đồng.

AGM 2023 của NCB cũng thông qua việc miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát đối với bà Trần Thị Hà Giang và bà Trần Thị Minh Huệ, đồng thời bầu bổ sung 2 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 – 2025 là bà Đỗ Thị Đức Minh và ông Nguyễn Văn Quang.

Bà Đỗ Thị Đức Minh (SN 1975) hiện là Phó Tổng giám đốc phụ trách khối pháp chế, tuân thủ và xử lý nợ của NCB. Còn ông Nguyễn Văn Quang (SN 1989) là Trưởng phòng thanh tra tài chính kế toán tại Công ty TNHH Đầu tư Tập đoàn Mặt trời.

Từng tham gia các phiên AGM và EGM của NCB nhiều năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng, sự quan tâm của truyền thông và thị trường tới ngân hàng quy mô bé này đã tăng hơn hẳn trong năm nay.

Sự xuất hiện của "tay chơi lớn" tầm cỡ ở đây đã tạo nên một sức hút lớn hơn hẳn so với tầm vóc hẵn còn khiêm tốn của NCB.

Nhà băng này được tin sẽ có những bước chuyển dịch lớn với sự góp mặt của dàn cổ đông giàu tham vọng và dàn lãnh đạo năng động.

Quý độc giả có thể theo dõi diến biến chi tiết AGM 2023 của NCB tại đây:

8h30: Nhiều cổ đông và đại biểu thực hiện 'check in' thành công, có mặt tại khán phòng tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của NCB.



AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 3
Ban tổ chức chưa công bố túc số. Bộ phận kiểm tra tư cách cổ đông vẫn đang thực hiện các thủ tục “check-in” cho cổ đông.
Ban tổ chức chưa công bố túc số. Bộ phận kiểm tra tư cách cổ đông vẫn đang thực hiện các thủ tục “check-in” cho cổ đông.
AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 5
AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 6


Có một chi tiết đáng chú ý tại AGM lần này của NCB, đó là nhân vật quyền lực nhất ở nhà băng này nhiều năm trước - ông Nguyễn Tiến Dũng, người hiện vẫn đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch NCB, sau khi nhường lại ghế Chủ tịch HĐQT NCB cho bà Bùi Thị Thanh Hương vào tháng 7/2021 - không tham dự trực tiếp.

Ông chủ Gami Group chắc đã uỷ quyền cho vị đại diện "check-in" và biểu quyết tại Đại hội này.

9h00: Một số thành viên HĐQT, Ban điều hành NCB đã có mặt tại đại hội.

AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 7

9h10: Đại hội bắt đầu.

Ông Khương Lê Hoàng – Tổ trưởng Tổ kiểm tra tư cách đại biểu - cho biết, tính đến 9h01, có 30 đại biểu tham gia trực tiếp và 61 đại biểu ủy quyền, đại diện cho 525,3 triệu cổ phiếu, chiếm 93,79% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Ông Khương Lê Hoàng – Tổ trưởng Tổ kiểm tra tư cách đại biểu

Ông Khương Lê Hoàng – Tổ trưởng Tổ kiểm tra tư cách đại biểu

Danh sách Đoàn Chủ tịch được giới thiệu bao gồm:

Bà Bùi Thị Thanh Hương – Chủ tịch HĐQT (Chủ tọa đoàn)

Bà Trương Lệ Hiền – Thành viên HĐQT

Bà Hoàng Thu Trang – Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc

Bà Trịnh Thanh Mai – Thành viên HĐQT

Bà Trương Lệ Hiền – Thành viên HĐQT NCB (thứ 2 từ trái sang) và bà Hoàng Thu Trang – Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc NCB

Bà Trương Lệ Hiền – Thành viên HĐQT NCB (thứ 2 từ trái sang) và bà Hoàng Thu Trang – Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc NCB

9h30: Cổ đông NCB tiến hành bỏ phiếu trực tuyến thông qua chương trình họp, đoàn chủ tịch, tổ kiểm phiếu và quy chế tổ chức AGM 2023.

Phương thức bỏ phiếu trực tuyến của NCB nhận được sự hào hứng của cổ đông tham dự đại hội

Phương thức bỏ phiếu trực tuyến của NCB nhận được sự hào hứng của cổ đông tham dự đại hội



AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 11
AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 12
Nợ xấu tăng do thực hiện phân loại lại

10h00: Bà Trần Thị Hà Giang, Trưởng Ban kiểm soát (BKS) NCB, báo cáo hoạt động năm 2022 và phương hướng hoạt động năm 2023 của BKS.

Theo đó, trong năm 2022, BKS NCB đã tổ chức 4 cuộc họp định kỳ hàng quý và tham gia các cuộc họp của phòng Kiểm toán Nội bộ.

BKS nhận thấy hoạt động của NCB trong năm 2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cũng như nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Về chỉ tiêu tăng trưởng quy mô khách hàng, mặc dù chưa đạt kế hoạch đề ra là 1 triệu khách hàng, song đã có sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2021, tăng 15,4%.

Tỷ lệ nợ xấu tăng do ngân hàng thực hiện phân loại lại nợ xấu, nợ quá hạn theo đúng tình trạng khoản nợ theo quy định của NHNN.

Trong năm 2023, BKS NCB sẽ duy trì cơ chế làm việc với HĐQT, Ban Điều hành; chỉ đạo kiểm toán nội bộ triển khai công tác kiểm toán nội bộ năm 2023 và kế hoạch năm 2024.

Tổng tài sản lần đầu tiên chạm mốc 90.000 tỉ đồng

10h15: Ông Nguyễn Đình Tuấn - Phó Tổng giám đốc thường trực NCB - cho biết, 2022 là năm 'bản lề' trong quá trình tái cơ cấu của NCB. Đồng thời, ngân hàng này cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chung của nền kinh kế.

Dù vậy, ông Tuấn đánh giá cao kết quả NCB đạt được trong năm 2022, như tổng tài sản lần đầu tiên chạm mức 90.000 tỉ đồng. Huy động vốn, cho vay khách hàng và xử lý nợ đạt kết quả tăng trưởng tích cực trong giai đoạn cuối năm.

Ông Nguyễn Đình Tuấn, đại diện cho ban điều hành NCB, phát biểu tại AGM 2023

Ông Nguyễn Đình Tuấn, đại diện cho ban điều hành NCB, phát biểu tại AGM 2023

Năm 2023, ông Tuấn cam kết Ban điều hành NCB sẽ hoàn thành các mục tiêu đề ra, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, tập trung phát triển ngân hàng số, đầu tư các dự án công nghệ trọng điểm.

AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 14

10h25: AGM 2023 của NCB bước vào phần thảo luận.

Bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch HĐQT NCB - trả lời cổ đông tại AGM 2023
Bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch HĐQT NCB - trả lời cổ đông tại AGM 2023

Cổ đông: NCB có kế hoạch phát hành 620 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 11.800 tỉ đồng. Vậy, mục đích chính của việc tăng vốn điều lệ là gì? Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư của NCB trong kế hoạch này thế nào?

Bà Bùi Thị Thanh Hương: Việc tăng vốn của NCB là cần thiết nhằm nâng cao năng lực tài chính và các chỉ số đảm bảo an toàn hoạt động, nâng cao khả năng phòng ngừa các rủi ro phát sinh.

Mục đích tăng vốn của ngân hàng lên 11.800 tỉ đồng một phần lớn là do kế hoạch trong lộ trình tăng vốn của Đề án tái cơ cấu cũ của ngân hàng đã đề ra và đã được NHNN thông qua.

Ngân hàng cần những cổ đông có tiềm lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, cam kết đồng hành cùng ngân hàng trong trung và dài hạn.

NCB đang có cổ đông Nhật Bản và ở Anh, tuy không phải là cổ đông lớn nhưng tỷ lệ sở hữu cũng không phải là nhỏ, đây cũng là những đối tác tiềm năng của NCB trong tương lai.

Ông Nguyễn Đình Tuấn - Phó Tổng giám đốc thường trực NCB

Ông Nguyễn Đình Tuấn - Phó Tổng giám đốc thường trực NCB

Cổ đông: Sự kiện SCB - Vạn Thịnh Phát được thị trường ví như "vụ nổ nhạt nhân" với ngành tài chính ngân hàng Việt Nam.

Tâm lý người gửi tiền được tin là chịu tác động rất lớn bởi sự kiện này, niềm tin của họ vào các ngân hàng nhỏ cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. NCB có kế hoạch gì để thích ứng với bối cảnh mới này?

Ông Nguyễn Đình Tuấn: Chúng tôi đã nhận được những câu hỏi tương tự từ khi sự kiện SCB – Vạn Thịnh Phát xảy ra vào tháng 10 năm ngoái.

Tuy nhiên, thay vì lời nói, NCB đã trả lời bằng hành động thực tế.

Trong quý cuối năm 2022, tổng tăng trưởng huy động vốn của NCB đạt 6.300 tỉ đồng.

Lãi suất huy động trong giai đoạn này của NCB cũng không thuộc top 3 của thị trường, nhưng chúng tôi vẫn duy trì tăng trưởng huy động vốn ở mức ổn định.

Bà Bùi Thị Thanh Hương: HĐQT NCB luôn đặt vấn đề an toàn thanh khoản lên hàng đầu, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng thời gian vừa qua. NCB đã duy trì được tỷ lệ dự trữ thanh khoản duy trì ở mức 24,09%, cao gấp đôi tỷ lệ quy định của NHNN.

Cô đặc sở hữu như NCB: 94 cổ đông nắm 94% cổ phần

11h33: Ông Khương Lê Hoàng lên đọc báo cáo kết quả kiểm phiếu biểu quyết các nội dung tờ trình đại hội.

Theo đó, cập nhật đến thời điểm bỏ phiếu, AGM 2023 của NCB ghi nhận 33 cổ đông tham dự trực tiếp và 61 cổ đông ủy quyền tham dự, đại diện cho 522,2 triệu cổ phiếu, chiếm 93,79% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

11h48: Bà Đỗ Thị Đức Minh và ông Nguyễn Văn Quang trúng cử vào Ban kiểm soát NCB với tỷ lệ biểu quyết tuyệt đối.

AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 17
Các thành viên HĐQT NCB chúc mừng hai tân thành viên Ban kiểm soát

Các thành viên HĐQT NCB chúc mừng hai tân thành viên Ban kiểm soát

12h01: Bà Phùng Ngọc Việt Nga lên đọc biên bản họp AGM 2023 của NCB.

AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 19
Chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng

12h33: Bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch HĐQT NCB, phát biểu bế mạc đại hội. AGM 2023 của NCB chính thức khép lại.

AGM 2023 của NCB: Hoạt động ổn định sau vụ SCB-Vạn Thịnh Phát, chốt tăng vốn lên 11.800 tỉ đồng ảnh 20

Đại hội đã thông qua một loạt tờ trình, với nội dung liên quan đến kế hoạch kinh doanh năm 2023, phương án phân phối lợi nhuận, việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên gấp đôi và miễn nhiệm, bầu bổ sung nhân sự Ban Kiểm soát.

Theo kết quả kiểm phiếu, tất cả các nội dung xin ý kiến cổ đông NCB đều được thông qua với tỷ lệ biểu quyết gần như tuyệt đối (trên 99,9%).

Như vậy, năm 2023, NCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước trích lập theo phương án cơ cấu lại ở mức 16 tỉ đồng, giảm 61% so với thực hiện năm 2022.

Về nội dung nhân sự, đại hội đã nhất trí tán thành bổ sung bà Đỗ Thị Đức Minh và ông Nguyễn Văn Quang vào Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 – 2025.