9 cặp vợ chồng quyền lực nhất trong lịch sử thế giới

VietTimes -- Người ta vẫn nói “sau lưng người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng của người phụ nữ”, nhưng có rất nhiều người phụ nữ thực sự song hành với người đàn ông của mình trong sự nghiệp chứ không phải “đứng sau lưng họ nữa”.
Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân Jacqueline Kennedy đến Dallas, Texas ngày 22/11/1963 (Ảnh Wikimedia Commons)
Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân Jacqueline Kennedy đến Dallas, Texas ngày 22/11/1963 (Ảnh Wikimedia Commons)

Từ lâu, phụ nữ đã có nhiều dấu ấn trong chính trường, dù với các vị thế chính thức hay không chính thức, bởi trong số các cặp vợ chồng cùng tham gia chính trị thì có một nửa trong số đó đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trên thế giới.

Cùng điểm lại 9 cặp vợ chồng quyền lực nhất về chính trị trong lịch sử thế giới.

1. Cleopatra và Julius Caesar

Nữ hoàng Cleopatra và Julius Caesar (Ảnh Wikimedia Commons)
Nữ hoàng Cleopatra và Julius Caesar (Ảnh Wikimedia Commons) 

Mặc dù mối quan hệ giữa Mark Antony và Cleopatra đã trở nên rất nổi tiếng trong kịch của Shakespeare và trên màn bạc, nhưng mối tình lãng mạn giữa người trị vì Ai Cập cổ đại với vị đại tướng La Mã Julius Caesar là bước tiến quyền lực lớn nhất trong lịch sử.

Cleopatra là người trị vì giàu có và quyền lực nhất trên thế giới khi bà trở thành pharaod của Ai Cập năm 51 trước Công nguyên.

Khi quân La Mã tiến vào lãnh thổ của bà, để giữ được quyền lực, bà trở thành vợ của Hoàng đế Caesar. Bà đã sinh cho ông một con trai, có tên là Caesarion, năm 47 trước Công nguyên.

Sau khi hoàng đế Julius Caesar bị ám sát năm 44 trước Công nguyên, Cleopatra lấy Mark Antony, tư lệnh dưới trướng của hoàng đế Caesar. Mối quan hệ này kết thúc trong bi kịch khi cả hai tự vẫn.

2. Nữ hoàng Isabella và vua Ferdinand

Nữ hoàng Isabella và vua Ferdinand (Ảnh Wikimedia Commons)
Nữ hoàng Isabella và vua Ferdinand (Ảnh Wikimedia Commons) 

Cặp vợ chồng này lên nắm quyền từ những năm 1470, và đã trị vì Tây Ban Nha bằng chính sách bàn tay sắt trong suốt triều đại của họ cho đến cuối thế kỷ 18. Điển hình cho chính sách tàn bạo của cặp vợ chồng này là tổ chức “Thời kỳ lùng xét Tây Ban Nha”, đã bắt bớ và giết hại hàng ngàn người và trục xuất hàng chục ngàn người ra khỏi lãnh thổ.

Cặp vợ chồng này cũng thiết lập nên quân đội thực dân khi cử Christopher Columbus thực hiện chuyến hải trình năm 1492 đến Tân Thế giới.

3. Phu nhân Mumtaz và hoàng đế Shah Jahan

Phu nhân Mumtaz và hoàng đế Shah Jahan (Ảnh Wikimedia Commons)
Phu nhân Mumtaz và hoàng đế Shah Jahan (Ảnh Wikimedia Commons) 

Dấu ấn mà nhiều người biết về cặp vợ chồng quyền lực này có lẽ là nhờ những gì họ để lại cho hậu thế hơn là những gì họ đã làm trong thời kỳ trị vì của mình.

Mumtaz Mahal, phu nhân của hoàng đế Shah Jahan là một cố vấn thân cận cho chồng mình và là người chủ của gia đình, hai vợ chồng này có đến 14 đứa con.

Sau khi phu nhân Mumtaz qua đời trong một lần sinh nở năm 1631, hoàng đế Shah Jahan đã xây dựng đền Taj Mahal để tưởng nhớ người vợ quá cố của mình. Cho đến nay, ngôi đền này vẫn là một tuyệt tác của nghệ thuật Hồi Giáo và là một trong 7 Kỳ Quan thế giới được công nhận năm 2007.

4. Nữ hoàng Elizabeth II và hoàng thân Philip

Nữ hoàng Elizabeth II và hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, vẫy tay chào người dân từ ban công Cung điện Buckingham, sau khi bà đăng quang ngày 2/6/1953 (Ảnh AP)
Nữ hoàng Elizabeth II và hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, vẫy tay chào người dân từ ban công Cung điện Buckingham, sau khi bà đăng quang ngày 2/6/1953 (Ảnh AP) 

Trong suốt cuộc hôn nhân kéo dài 70 năm của mình, nữ hoàng Elizabeth II và hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh, luôn chung tay thực hiện các chức trách hoàng gia kể từ khi nữ hoàng Elizabeth đăng quang ở tuổi 25.

Vào thời điểm đó, đây là một cuộc hôn nhân gây nhiều tranh cãi, bởi chú rể là một người ngoại quốc và cô dâu là nữ hoàng Anh. Nhưng hóa ra đây lại là cuộc hôn nhân bền vững nhất trong lịch sử hoàng gia Anh. Nhờ đó mà hình ảnh một gia đình truyền thống được cứu vãn trước các bi kịch cá nhân và xung đột quốc tế trong hơn 70 năm qua.

5. Vợ chồng tổng thống Franklin D. Roosevelt

Phu nhân Eleanor và tổng thống Franklin D. Roosevelt đang trên đường đến nhà thờ tại Washington D.C, ngày chủ nhật, 20/4/1935 (Ảnh AP)
Phu nhân Eleanor và tổng thống Franklin D. Roosevelt đang trên đường đến nhà thờ tại Washington D.C, ngày chủ nhật, 20/4/1935 (Ảnh AP) 

Sau ngày cưới 28 năm, cựu tổng thống Franklin D Roosevelt và đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt bước vào Nhà Trắng năm 1933, và cùng nhau trở thành một cặp đôi cực kỳ ăn ý trong giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại của nước Mỹ thời điểm đó. Hai vợ chồng tổng thống như hai đồng nghiệp rất hiểu nhau hơn là một cặp vợ chồng.

Trong khi tổng thống Franklin để lại dấu ấn là kéo được nước Mỹ ra khỏi cuộc Đại khủng hoảng và đánh bại Phe Đồng minh trong Thế chiến II, thì phu nhân của ông, bà Eleanor cũng tạo dấu ấn đậm nét trong việc thúc đẩy thực hiện các chính sách tiến bộ. Bằng cách sử dụng vai trò là đệ nhất phu nhân của mình, bà đã có đóng góp lớn nhằm mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ và thúc đẩy phát triển nhân quyền.

Eleanor cũng được biết đến là người đã động viên chồng mình trở lại chính trường sau khi ông được chẩn đoán mắc bệnh bại liệt. Nhờ sự động viên của vợ mình, Franklin đã xuất hiện trước công chúng tại Đại Hội Đảng Dân chủ năm 1924. Đây là bước khởi đầu mở ra vai trò làm cánh tay phải cho chồng mình của bà Eleanor trong sự nghiệp chính trị của tổng thống Roosevelt trong hai thập kỷ tiếp theo.

6. Tổng thống Juan Peron và phu nhân Eva

Tổng thống Juan và đệ nhất phu nhân Eva Peron tại Casa Rosada, tòa nhà chính phủ trong một sự kiện kỷ niệm Ngày Loyalty Day tại Buenos Aires, Argentina (Ảnh AP)
Tổng thống Juan và đệ nhất phu nhân Eva Peron tại Casa Rosada, tòa nhà chính phủ trong một sự kiện kỷ niệm Ngày Loyalty Day tại Buenos Aires, Argentina (Ảnh AP) 

Tổng thống Argentina Juan Peron gặp vợ của mình năm 1944, và cả hai nhanh chóng đi đến kết hôn.

Ông Peron được bầu làm tổng thống năm 1946 và phu nhân “Evita” (tên thường gọi của bà Eva Peron) gác lại quá khứ là một diễn viên để tham gia vào các hoạt động chính trị. Bà đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy cải cách lao động, giải quyết đói nghèo, và nâng cao điều kiện chăm sóc y tế cho người dân, mặc dù hai vợ chồng vẫn duy trì một chế độ mang tính “độc tài”.

Sau 6 năm cầm quyền của tổng thống Juan, bà Eva đã nỗ lực để trở thành phó tổng thống, nhưng đáng tiếc là bà bị bệnh và qua đời không lâu sau đó.

Mặc dù, tổng thống Juan Peron vẫn là một huyền thoại, nhưng cái chết của vợ ông đã gây ra sự tiếc thương cho người dân trên cả nước, bà được tổ chức quốc tang, và di sản bà để lại được tái hiện trong một tác phẩm âm nhạc, tác phẩm này trở nên bất tử và đã giành được giải thưởng.

7. Phu nhân Jacqueline Kennedy Onassis và tổng thống John F. Kennedy

Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân Jacqueline Kennedy được đám đông nhiệt liệt chào đón khi họ đến sân bay Dallas ngày 22/11/1963, vài giờ trước khi khi tổng thống bị ám sát (Ảnh AP)
Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân Jacqueline Kennedy được đám đông nhiệt liệt chào đón khi họ đến sân bay Dallas ngày 22/11/1963, vài giờ trước khi khi tổng thống bị ám sát (Ảnh AP) 

Đều xuất thân từ những gia đình danh gia vọng tộc, cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy và phu nhân Jackie Kennedy nhanh chóng thực hiện vai trò là một cặp vợ chồng đẹp điển hình của Mỹ khi ông John Kennedy thăng tiến nhanh chóng từ Hạ nghị sỹ thuộc bang Massachusetts để trở thành tổng thống năm 1960 (ông thuộc đảng Dân chủ).

Jackie tốt nghiệp Đại học George Washington và làm việc tại tạp chí Vogue và The Washington Times-Herald. Sự nổi tiếng, phong cách hoàn hảo, và cả vai trò làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt Nhà Trắng của bà đã làm tiêu tốn rất nhiều giấy mực của báo chí khi chồng bà trở thành một ngôi sao trên chính trường.

Tháp tùng chồng trong nhiều chuyến công du nước ngoài, thậm chí là tự mình đi công du nhiều nơi, lên kế hoạch cho các bữa thiết đãi cấp nhà nước tại nhà, bà Jackie đã chuyên tâm xây dựng hình ảnh của vợ chồng bà như là những người giữ gìn văn hóa Mỹ điển hình.

Mặc dù cuộc hôn nhân của họ bị bủa vây bởi những lời đồn đại ông John Kennedy ngoại tình cho đến khi ông bị ám sát năm 1963, nhưng đây vẫn là một trong những cặp vợ chồng biểu tượng nhất của nước Mỹ.

8. Giang Thanh và Mao Trạch Đông

Vợ chồng chủ tịch Mao Trạch Đông (Ảnh AP)
Vợ chồng chủ tịch Mao Trạch Đông (Ảnh AP) 

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và vợ thứ 4 của ông, Giang Thanh là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Giang Thanh đã loại trừ tất cả các nhân vận đối lập và những người mà bà cho là phản đối cuộc hôn nhân của bà với Mao Trạch Đông.

Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, Giang Thanh đã bị bắt và bị cho là một kẻ phản bội cách mạng Trung Quốc. Bà bị kết án tử hình, sau đó được giảm án xuống chung thân, nhưng bà đã tự tử năm 1991.

9. Bà Hillary và Tổng thống  Bill Clinton

Vợ chồng tổng thống Clinton (Ảnh Getty Images)
Vợ chồng tổng thống Clinton (Ảnh Getty Images) 

Kể từ ngày hai người gặp nhau trong thư viện Đại học Luật Yale, cả Bill và Hillary Clinton đã có gần 40 năm chinh chiến trên chính trường Mỹ.

Bắt đầu từ cuộc chạy đua vào nghị viện bang Arkansas của ông Bill Clinton năm 1974, gia đình Clinton đã đến đích là Nhà Trắng sau khi ông Bill Clinton đắc cử tổng thống năm 1992. Khi ông Bill thôi làm Tổng thống năm 2000, bà Hillary đã trở thành Hạ nghị sỹ của New York và sau đó trở thành Ngoại trưởng Mỹ từ 2009 đến 2013.

Là một đệ nhất phu nhân đầy quyền lực, bà Hillary đã có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quyền phụ nữ và cải cách chăm sóc y tế cho người dân, thậm chí, bà đã bị chỉ trích vì bị cho là đóng một vai trò quá lớn trong việc định hình chính sách của Mỹ.

Tuy rất nổi tiếng, nhưng bà Clinton lại thất bại trong hai cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008 và 2016. Điều này đồng nghĩa với việc gia đình Clinton sẽ không thể bước chân vào Nhà Trắng lần nữa, nhưng họ vẫn là một trong những cặp vợ chồng có ảnh hưởng nhất trong đời sống chính trị nước Mỹ.

Theo Business Insider