8 cách bảo vệ dữ liệu cá nhân trên thiết bị di động

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Smartphone hiện nay được coi là vật “bất ly thân” của hầu hết mọi người với nhiều tiện ích thiết yếu. Tuy nhiên, thiết bị này là nơi lưu trữ nhiều thông tin cá nhân cần được bảo vệ.

Trên thực tế, nhiều tính năng trên điện thoại có thể gây hại đến quyền riêng tư của bạn. Một số nghiên cứu chỉ ra những ứng dụng quen thuộc có thể truy cập vào dữ liệu của thiết bị ngay cả khi bạn không cấp quyền. Việc này tiềm ẩn rủi ro tấn công mạng hoặc rõ rỉ dữ liệu cá nhân quan trọng. Sau đây là 8 cách bạn có thể áp dụng để bảo vệ quyền riêng tư.

1. Cẩn trọng với những liên lạc gắn mác người thân

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Trò lừa đảo này thực tế đã xảy ra từ khá lâu. Hacker sau khi đánh cắp thông tin liên lạc của người thân, bạn bè sau đó mạo danh và liên lạc tới nạn nhân. Chiêu trò này thường áp dụng hình thức nhờ chuyển tiền gấp, mua thẻ điện thoại, chuyển tiền qua ví điện tử… Nếu không để ý, nạn nhân sẽ nhanh chóng “mắc bẫy” do tin tưởng liên hệ của chính chủ đang nhờ vả.

Lời khuyên cho những trường hợp này là bạn nên xác minh rõ ràng trước khi quyết định giúp đỡ. Nếu gặp phải đối tượng lừa đảo, bạn nên cảnh báo những người xung quanh để không bị đánh lừa.

2. Hạn chế sạc điện thoại bằng các trạm sạc công cộng

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Khi đến trung tâm thương mại, bạn thường bắt gặp những hộp sạc điện thoại miễn phí. Thiết bị này khá tiện ích đối với những người cần sạc pin điện thoại gấp.

Tuy nhiên, tiện ích này có thể bị các hacker nhắm đến bằng cách thay đổi đầu vào dây sạc do hầu hết người dùng không thể thấy đầu dây bên kia của hộp sạc. Khi kết nối với điện thoại thông qua dây, kẻ gian có thể xâm phạm kho dữ liệu hoặc bí mật cài phần mềm độc hại vào máy người dùng. Rất khó để phân biệt một trạm sạc giả với một trạm sạc thật, vì vậy người dùng nên cẩn trọng trước khi sử dụng.

3. Sử dụng VPN khi đăng nhập vào Wifi công cộng

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Nhiều tin tặc có thể lợi dụng wifi công cộng để lấy cắp thông tin cá nhân của bất kỳ ai sử dụng. Để tránh rủi ro, người dùng nên dùng VPN mã hóa dữ liệu khi sử dụng kết nối công cộng. Bạn cũng có thể truy cập ẩn danh trên internet để không ai theo dõi lịch sử duyệt web.

4. Dùng ứng dụng quản lý mật khẩu đáng tin cậy

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Nhiều người có thói quen dùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản. Điều này khiến hacker dễ dàng truy ra cách truy cập khi một tài khoản bị rò rỉ. Mặt khác, việc đặt nhiều mật khẩu hoặc thay đổi thường xuyên lại khiến bạn hay quên. Có người ghi nhớ mật khẩu bằng cách ghi chú vào điện thoại, tuy nhiên các chuyên gia bảo mật không khuyến khích điều này.

Bạn có thể sử dụng ứng dụng quản lý mật khẩu đáng tin cậy, tải xuống từ các kho ứng dụng. Không chỉ tạo mật khẩu mạnh cho các tài khoản, phần mềm sẽ lưu trữ tất cả mật khẩu trong cơ sở dữ liệu được mã hóa. Mật khẩu duy nhất bạn cần nhớ là mật khẩu mở khóa cơ sở dữ liệu.

5. Xóa lịch sử duyệt web, cookie và bộ nhớ cache của bạn thường xuyên

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Tin tặc thường sử dụng các cookie đã lưu để thực hiện thủ thuật truy cập vào thiết bị của bạn, thậm chí không cần mật khẩu. Cookie cũng lưu trữ nhiều thông tin cá nhân như đăng nhập tài khoản ngân hàng, tài khoản Google...

Tội phạm mạng cũng có thể theo dõi bạn trên môi trường mạng để căn thời gian gửi những email kèm mã độc. Những email này thường giả mạo thông tin xác nhận đăng nhập, yêu cầu cấp thông tin cá nhân để truy cập... Nhiều người có thể bị lừa khi cung cấp thông tin cho kẻ lừa đảo. Thậm chí, hacker có thể cài phần mềm độc hại vào liên kết đính kèm để xâm nhập dữ liệu thiết bị. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo bạn nên dọn dẹp trình duyệt thường xuyên và không bao giờ sử dụng tính năng “ghi nhớ mật khẩu”.

6. Chỉ tải xuống ứng dụng tin cậy từ App Store hoặc Google Play

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Nhiều ứng dụng được tạo bởi các nguồn chưa được xác minh có thể gây ra các mối đe dọa lớn cho thiết bị của bạn. Mối đe dọa thường gặp nhất là virus, vì một ứng dụng chưa được xác minh có thể “qua mắt” hệ thống bảo mật trên điện thoại. Ngoài ra, nhiều ứng dụng giả mạo trông giống hệt như ứng dụng thật, khiến người dùng khó phân biệt.

Trước khi tải một ứng dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ về tên nhà phát triển và đơn vị xác minh để không tải nhầm ứng dụng độc hại.

7. Thiết lập xóa từ xa trên điện thoại

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Nếu điện thoại bị đánh cắp hoặc bị mất, kích hoạt ứng dụng xóa từ xa có thể xóa tất cả dữ liệu của bạn trước khi bị kẻ xấu chiếm dụng. Không chỉ vậy, tính năng này có thể ngăn kẻ trộm khôi phục các tệp đã xóa, đồng thời đưa điện thoại về cài đặt gốc.

8. Không nên duy trì kết nối Bluetooth khi không có nhu cầu

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Không chỉ gây tốn pin, điều này còn gây nguy hiểm khi hacker có thể tìm cách truy cập vào thông tin cá nhân của bạn. Chúng cũng có thể phát tán phần mềm độc hại và virus trên thiết bị ngẫu nhiên kết nối. Hacker có những thủ thuật để truy cập dữ liệu mà không cần phải ghép nối với thiết bị của bạn để thực hiện cuộc tấn công. Tất cả các thiết bị sử dụng Windows, iOS, Android và Linux đều có thể bị ảnh hưởng nếu Bluetooth luôn được bật.

Theo BrightSide