Chiều 6/8, tại TP.HCM sự kiện Diễn đàn M&A Việt Nam thường niên lần thứ 7 với chủ đề: “Vietnam M&A Forum 2015- Chờ đón sự bùng nổ”, do Bộ Kế hoạch vàĐầu tưbảo trợ, báo Đầu tư và AVM Vietnam đồng tổ chức.
Theo ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, yếu tố thúc đẩy hoạt động mua bán,sáp nhập(M&A) chính là chương trình cổ phần hóadoanh nghiệpNhà nước của Chính phủ.
Mặc dù, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm và chưa đạt được kết quả như Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 432 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa trong 2 năm 2014-2015, vì đến nay mới có 176 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Song các cuộc IPO (chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng) của các doanh nghiệp lớn trong các ngành: giao thông vận tải, viễn thông, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm… đang tạo nguồn hàng mới hấp dẫn đối với thị trường M
Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước cũng đang góp phần làm cho thị trường M&A trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Một xu hướng trỗi dậy mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế, trong đó nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn M&A như một chiến lược quan trọng để tái cấu trúc hoặc tăng trưởng bền vững.
Đặc biệt, trong năm 2015 là hạn chót để các nước thành viên ASEAN thiết lập khu vực mậu dịch tự do. Nếu thành công, tất cả 10 quốc gia thành viên sẽ hội nhập kinh tế toàn diện vào một thị trường chung, thống nhất với quy mô 600 triệu người.
Ông Vũ Bằng, Chính phủ đã chính thức nới room đối với nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty Việt Nam từ mức 25% lên 30%, 49% và đến nay đã không hạn chế tỷ lệ đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty Việt Nam đại chúng bình thường. Điều này sẽ tạo dòng vốn nước ngoài chảy mạnh mẽ đầu tư vào các doanh nghiệp Việt trong thời gian tới.
LINH LAN theo BizLive