Không chủ quan khi có bệnh nền
Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà của Sở Y tế Hà Nội đã nêu 20 bệnh nền của F0 cần được theo dõi tại bệnh viện gồm:
1. Đái tháo đường
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác
3. Ung thư
4. Bệnh thận mạn tính
5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
6. Béo phì, thừa cân
7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành/bệnh cơ tim)
8. Bệnh lý mạch máu não
9. Hội chứng Down
10. HIV/AIDS
11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)
12. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác
13. Hen phế quản
14. Tăng huyết áp
15. Thiếu hụt miễn dịch
16. Bệnh gan
17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện
18. Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
19. Các bệnh hệ thống
20. Bệnh lý khác đối với trẻ em
Sử dụng máy đo SpO2 đúng cách
Để sử dụng máy đo SpO2 hiệu quả, Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn người dân cần kiểm tra xem máy còn pin hay không. Nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tuỳ loại máy).
Khi sử dụng máy, người dân cần mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.
Đo SpO2 tại nhà (Ảnh - ST) |
Sau đó, người dân nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây. Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.
SpO2, sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2,. Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm (%). Phạm vi đo từ 0-100%, giá trị bình thường từ 96-100%.
Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút . Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút (đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi).