12 bức ảnh vệ tinh chứng minh sự thay đổi đáng kinh ngạc của Trái đất (P2)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Phần này tiếp tục đề cập đến những thay đổi ấn tượng của Trái đất trong 40 năm qua, chứng minh tầm quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên, cùng những mối đe dọa nếu con người không thay đổi nhận thức.

7. Biển Aral nằm giữa Kazakhstan và Uzbekistan biến mất

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Đây là một ví dụ rõ ràng về sự hủy hoại tự nhiên của con người. Năm 1960, một dự án đã được thực hiện, dẫn nước từ hồ Aral để sản xuất bông và các loại cây trồng khác ở giữa sa mạc. Dự án này đã làm khu vực khô cạn gần như hoàn toàn vì bông là một trong những cây trồng tiêu thụ nhiều nước nhất trên thế giới.

8. Lá phổi xanh "tiềm năng" cho hành tinh - Vạn lý trường thành xanh của Trung Quốc

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Các nhà khoa học hi vọng, trong 4 thập kỷ tới, nhân loại sẽ chứng kiến sự biến đổi tích cực từ các cảnh quan đã từng bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác của con người. Đây là một ví dụ. Hình ảnh này là sự phục hồi của một khu bảo tồn sinh thái đã bị tàn phá trong thế kỷ trước ở Trung Quốc. Sáng kiến ​​này được gọi là “Vạn lý trường thành xanh”, gồm các bức tường được phủ kín cây xanh nhằm mục đích làm chậm và đảo ngược quá trình sa mạc hóa đất.

9. Các thành phố đang phát triển ở Nevada, Hoa Kỳ

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Trong 4 thập kỷ qua, thành phố Las Vegas đã tăng dân số lên gần gấp 5 lần. Sự phát triển nhanh chóng cũng đòi hỏi nguồn lực lớn. Hồ Mead là nguồn nước chính để cung cấp nước sinh hoạt trong khu vực. Với sự gia tăng dân số của thành phố cùng với các yếu tố khác như nông nghiệp và nhiệt độ tăng, hồ đã giảm dần kích thước theo thời gian.

10. Băng tan tại Nam Cực

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Các núi và sông băng lớn có thể được tìm thấy trên lục địa Nam Cực này cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu. Tổ chức Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ ước tính rằng, nếu sông băng tan chảy và xả nước ra đại dương, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 61 mét. Thật không may, Pine Island Glacier là sông băng tan nhanh nhất - chiếm khoảng 25% lượng băng ở Nam Cực - đang tan dần.

11. Sự phục hồi tự nhiên của núi lửa Pinatubo, Philippines

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Sau 500 năm không hoạt động, núi lửa Pinatubo đã hoạt động trở lại vào năm 1991, tạo ra một trong những vụ phun trào núi lửa dữ dội nhất trong thế kỷ trước. Nhiều tác động lớn đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Một lớp axit sunfuric bao quanh toàn bộ địa cầu, nhiệt độ giảm đáng kể và tầng ozon bị hư hại trên diện rộng. Ngày nay, khu vực này đã dần phục hồi diện mạo tự nhiên sau sự tàn phá do núi lửa phun trào.

12. Cây trồng bị bỏ hoang biến thành rừng xanh tươi tốt ở Nga

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide

Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, nhiều cây trồng lớn bị bỏ hoang. Thiên nhiên đã tự phục hồi sau tàn phá, khôi phục lại vùng đất màu xanh như ban đầu. Điều này gây ngạc nhiên đối với hầu hết các nhà khoa học, bởi họ dự đoán rằng tốc độ phục hồi chậm hơn nhiều so với thực tế.

Theo BrightSide