Hiệp hội này cho biết, trong số hơn 94.000 doanh nghiệp biến mất vì 8 năm khủng hoảng thuộc mọi loại hình kinh tế. Các doanh nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 17,4%, giao thông vận tải khoảng 13.5%, doanh nghiệp thuộc loại hình thương mại, sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ là 11%.
Giai đoạn 2009 – 2014, nước Ý bắt đầu ghi nhận phục hồi của 1 số doanh nghiệp, trong đó có khoảng 9500 doanh nghiệp trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, chăm sóc cửa và làm vườn ra nhập thị trường, 3500 doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, 1.700 doanh nghiệp phần mềm đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, tình hình chung về môi trường kinh doanh của Ý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn xám xịt. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp loại này dễ phá sản là do vốn ít, hoạt động trong diện hẹp, phục vụ một số lượng khách hàng nhỏ.
54% trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc nhà cửa và dịch vụ gia đình, như xây dựng; sửa chữa điện, nước; bảo dưỡng... và việc các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đứng đầu về số lượng phá sản không gây ra nhiều ngạc nhiên, do các gia đình Italy trong khủng hoảng đã cắt giảm tối đa các chi phí liên quan đến nhà cửa.
Italia lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công từ năm 2008 và là 1 trong 3 nước EU gánh chịu nhiều thiệt hại từ cuộc khủng hoảng này. Hiện các dữ liệu kinh tế Ý vẫn chưa phục hồi, cộng đồng các nưước EU đã thực hiện nhiều giải pháp cứu trợ trong đó, ngân hàng Châu Âu ECB đã tung nhiều tỷ USD để trợ giúp nước này giải quyết nợ công, duy trì tăng trưởng và tạo việc làm, song kinh tế Ý vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa thể đạt được phục hồi vững chắc.
Theo Fica