|
Xe thiết giáp chuyển quân M-113, được lắp đặt bộ khí tài robot tự lái. Ảnh Breaking Defence |
Theo Breaking Defence, quân đội Mỹ đang chuyển đổi 4 xe thiết giáp M113 lỗi thời thành robot chiến đấu thử nghiệm. Các kỹ sư quốc phòng Mỹ trang bị cho chiếc thiết giáp vận tải hạng nhẹ M113, tham chiến trên chiến trường Việt Nam và có mặt trong biên chế của nhiều quốc gia bộ bộ khí tài điện tử tiên tiến, có thể điều khiển xe cơ động, thực hiện những hoạt động của một kíp lái mà không có người trên xe. Những "xe bộ binh chiến đấu robot này" này sẽ được dùng để thử nghiệm công nghệ và chiến thuật cho các xe tăng mini robot mà quân đội Mỹ được trang bị vào giữa những năm 2020.
Tất nhiên, xe M113 chỉ là bước đầu tiên của quá trình phát triển, không phải là Terminator. Sau khi hoàn thành những thử nghiệm về độ an toàn, xe sẽ tham gia thử nghiệm thực tế chiến trường vào cuối năm 2019. Trong những thử nghiệm này, binh sĩ sẽ sử dụng vũ khí và lái xe cơ động vượt chướng ngại vật bằng hệ thống điều khiển từ xa. Ngay từ ban đầu, xe M113 sẽ được lắp đặt các trang thiết bị thông minh kỹ thuật số để hành tiến cùng một xe có người lái. Các kỹ sư công nghệ sẽ nâng cấp và tương thích hóa những phần mềm và cảm biến, được phát triển dành cho xe vận tải robot. Những thay đổi này sẽ tạo ra bước đột phá thương mại trong công nghệ xe tự lái.
|
Xe thiết giáp M113 trên chiến trường Việt Nam. Ảnh Breaking Defence
|
Xe chiến đấu robot, được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế vũ khí trang bị cho quân đội Mỹ năm 2028 sẽ là một bản thiết kế và phát triển hoàn toàn mới, không phải là xe thiết giáp M113 chuyển đổi. Lúc này, Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển Kỹ thuật tăng, thiết giáp tự đông hóa (United States Army Tank Automotive Research, Development and Engineering Center - TARDEC) bắt đầu thử nghiệm phần mềm và chiến thuật trên một phương tiện vận chuyển rẻ tiền và đã trải quan chiến đấu. Trung tâm muốn có được những nhận xét, phản hồi của binh sĩ về nguyên mẫu xe bộ binh chiến đấu trong điều kiện thực tế chiến trường.
“Chúng tôi không muốn một sự liều lĩnh lớn và những sai lầm", ông Kevin Mills, giám đốc phụ trách chương trình robot chiến đấu mặt đất thuộc TARDEC cho biết.
Ông Millls nói: "Nhà phát triển có thể làm rất nhiều trong các mô hình mô phỏng, tiến hành nhiều phân tích ứng dụng. Nhưng để thực sự chắc chắn, liệu phần mềm có hoạt động hiệu quả trên chiến trường hay không, hãy để binh sĩ sử dụng phương tiện trong chiến đấu thực sự, đó không phải là điều có thể làm được trên giấy. Nhà phát triển phải thực sự tạo ra một nguyên mẫu và cho binh sĩ thử nghiệm"
Bộ trưởng Quân đội Mỹ (tư lệnh trưởng lục quân Mỹ) Mark Esper và tham mưu trưởng Quân đội Mark Milley phát biểu rõ ràng, quân đội mong muốn các phương tiện robot có vũ trang sẽ tham chiến bên cạnh những chiếc xe có người lái truyền thống càng sớm càng tốt. Các phương tiện robot không thay thế con người, nhưng có thể thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm như trinh sát chiến trường, tiêu diệt hỏa lực của đối phương và làm vô hiệu hóa các cuộc phục kích. Do đó quân đội sẽ gánh chịu ít thương vong hơn.
Những nghiên cứu dự đoán về quân đội trong tương lai nhận thấy, đội hình chiến đấu của một đơn vị xe không người lái kết hợp với các phương tiện chiến đấu có người lái là một lợi thế quan trọng trong cuộc chiến trên bộ trong tương lai. Xe thiết giáp robot đặc biệt cần thiết trong các trận chiến với một quân đội mạnh như Trung Quốc và Nga, được hiện đại hóa nhanh chóng, có nhiều tăng thiết giáp hơn Mỹ và trang bị các robot vũ trang thử nghiệm với số lượng ngày càng tăng.
Hiện nay, quân đội Mỹ đang tiến hành từng bước một. Các kíp trắc thủ sẽ vận hành các xe thiết giáp vận tải không người lái song hành cùng với các xe chiến đấu có người lái xe trong đoàn xe quân sự (Leader Follower program) - trước khi xe thiết giáp robot vận chuyển trở thành xe chiến đấu robot thực sự. Với các xe RCV (Robotic Combat Vehicle), nhà phát triển sẽ bắt đầu với khả năng hạn chế và nâng cấp theo thời gian cùng với những tiến bộ công nghệ robotist và những vấn đề do binh sĩ đề xuất, cùng cơ hội cho phép nhiều công ty công nghệ tham gia cạnh tranh đấu thầu trên mọi giai đoạn.
|
Nhóm các phương tiện có người lái và không có người lái RCV của quân đội Mỹ. Ảnh Breaking Defence
|
Mills cho biết, thay vì mất nhiều năm cố gắng để tạo ra một sản phẩm “hoàn hảo" từ ý tủong, kế hoạch của TARDEC là bắt đầu thử nghiệm với những phương tiện không hoàn hảo càng sớm càng tốt. Sau đó, quân đội sẽ ký hợp đồng với bất kỳ công ty nào có công nghệ tốt nhất hiện nay để tiến hành các bản nâng cấp thường xuyên, cập nhật phần mềm nhanh chóng mà không xây dựng một phần cứng tiêu chuẩn ngay từ đầu.
Hơn nữa, thay vì chỉ sử dụng phần mềm của một nhà thầu duy nhất chạy trên phần cứng độc quyền, quân đội Mỹ xây dựng một bộ tiêu chuẩn chung cho bất kỳ công ty nào. Loại kiến trúc mở kiểu mô-đun này cho phép quân đội Mỹ có thể mua các giải pháp cụ thể từ bất kỳ công ty nào, có sản phẩm công nghệ phần mềm đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Cũng giống như bất kỳ nhà cung cấp nào có thể tạo ứng dụng cho iOS của iPhone, bất kỳ công ty nào cũng có thể sản xuất ra mô-đun phần mềm cho hệ thống điều hành robot quân sự (ROS-M) của quân đội Mỹ.