Năm 2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - nhà sáng lập và chủ tịch của Trung Nguyên một trong những công ty cà phê lớn nhất Việt Nam đã bãi chức Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo và tuyên bố rằng bà đã gây hại cho công việc kinh doanh của gia đình khi tiết lộ những tài liệu nhạy cảm. Bà Thảo đã phủ nhận và nói rằng chồng bà đã làm không đúng quy định pháp luật với việc điều hành công ty.
Cùng với một loạt những thông tin đưa lên báo chí, bà Thảo nói rằng chồng bà bị bất ổn tâm lý và cần phải thôi chức chủ tịch của Trung Nguyên Group - công ty mẹ của Trung Nguyên. Ông Vũ được mô tả là một người ẩn dật đã chấm dứt 5 năm từ chối phỏng vấn của giới truyền thông. Đầu tháng ông đã xuất hiện chứng tỏ mình khỏe mạnh trước sự có mặt của giới báo chí.
Vụ ly hôn khởi đầu từ năm 2015 giờ đã trở thành cạnh tranh về kinh doanh với nhiều quan hệ liên quan trong một công ty xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Cấu trúc và hệ thống quản lý phức tạp của Trung Nguyên Group khiến ông Vũ và bà Thảo quản lý những công ty con khác nhau và đôi khi khiến các công ty con cạnh tranh trong chính công ty mẹ.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
|
Vào tháng 6, Trung Nguyên Corporation một công ty con thuộc Trung Nguyên Group do ông Vũ quản lý đã yêu cầu Hải quan Việt Nam cấm xuất khẩu mặt hàng cà phê hòa tan G7. Yêu cầu này được đưa ra bởi thương hiệu này được sản xuất bởi một công ty khác cũng thuộc Trung Nguyên Group là Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên (TNI) do bà Thảo kiểm soát.
Bà Thảo hiện là chủ tịch và giám đốc điều hành của TNI trước đây là Trung Nguyên International là một công ty thuộc Trung Nguyên Group cho tới khi tách ra vào năm 2015 - cùng thời điểm vụ ly hôn của hai chồng bà bắt đầu. Vào tháng 7 năm nay, TNI mở đại lý đầu tiên cho thương hiệu King Coffee và hy vọng sẽ mở được 100 đại lý vào cuối năm. TNI cũng hy vọng sẽ vào được thị trường cà phê của Mỹ và Trung Quốc thông qua việc mở các quán cà phê.
Thương hiệu cà phê hòa tan King Coffee được bán tốt nhất tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Úc. Loại cà phê hòa tan này bắt đầu được bán tại Mỹ vào cuối năm 2016. Cuối năm ngoái, LaoJiao Group của Trung Quốc đã ký một thông cáo chung với TNI để phân phối các sản phẩm thương hiệu King Coffee trong nội địa Trung Quốc.
Vài tháng sau, Trung Nguyên Legend - một công ty thuộc Trung Nguyên Group do ông Vũ kiểm soát, ký thỏa thuận với Công ty Thương mại Thượng Hải Khâm Châu để phân phối cà phê hòa tan G7 tại đông Trung Quốc. Với cuộc cạnh tranh cùng bà Thảo và thương hiệu cà phê cao cấp King Coffee, năm nay ông Vũ đã đưa ra thương hiệu cao cấp hơn của ông mang tên Legend.
Theo Báo Đầu tư thì: "Cả ông Vũ và bà Thảo tập trung vào việc mở rộng công việc kinh doanh tại Trung Quốc và cạnh tranh trực tiếp trong thị trường 1,4 tỷ người... Bà Thảo cạnh tranh với chồng bà không chỉ tại Trung Quốc mà còn cả ở thị trường nội địa".
Tình huống trở nên phức tập và tranh chấp hơn trong Trung Nguyên Group khi cuối cùng sẽ có kết quả về cuộc ly hôn kéo dài của hai vợ chồng ông Vũ với phán quyết của tòa có thể được đưa ra vào đầu tháng sau. Ông Vũ và bà Thảo mỗi người lần lượt giữ 20% và 10% cổ phần của Trung Nguyên Group, 70% còn lại thuộc về Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên hiện đang nắm giữ toàn bộ tài sản trí tuệ của các thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
Theo báo chí nội địa thì cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên được chia giữa ông Vũ và bà Thảo là 62% và 31%. Dù hiện tại ông Vũ đang nắm hầu hết cổ phần của Trung Nguyên Group, điều này có thể thay đổi nếu các con của hai ông bà dính líu tới vụ ly hôn. Ông Vũ tuyên bố sẽ cho bốn người con của mình số cổ tức của Trung Nguyên Group nhưng bà Thảo muốn ông cho mỗi người con 5% cổ phần của ông.
Theo giới phân tích, nếu ông Vũ đồng ý chuyển giao 20% cổ phần của mình bà Thảo sẽ là người nắm giữ phần lớn cổ phần vì bà có quyền kiểm soát cổ phần của các con và có thể đẩy ông Vũ ra khỏi Trung Nguyên Group. Phiên tòa tháng này đang hoãn lại vì thất bại trong việc tranh cãi về tài sản, một phiên tòa khác sẽ diễn ra vào tháng sau.
Vụ việc này có tính chất nổi bật trong xã hội với những thương nhân quan trọng trong xã hội hiện đại Việt Nam kể từ khi đất nước Việt Nam mở cửa vào cuối những năm 1980. Theo một bài viết năm 2012 của Forbes, ông Vũ được gọi là "vua cà phê" và là "một đại sứ không chính thức của sự phát triển kinh tế Việt Nam". Bài báo này cũng dẫn lại lời của một nhà kinh tế Việt Nam đã nói rằng sự thành công của ông Vũ là một câu chuyện kinh điển về "từ con số không trở thành anh hùng".
Huyền thoại "phất lên" của ông Vũ khởi đầu vào năm 1996 khi ông Vũ - một sinh viên y khoa cùng 3 người bạn mở một xưởng chế biến cà phê nhỏ tại tỉnh Đắc Lắc - thủ phủ nổi tiếng của cà phê Việt Nam. Việt Nam là đất nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil nhưng là nước sản xuất hạt cà phê robusta lớn nhất thế giới. Là một sinh viên nghèo khi đó, ông Vũ thường đạp xe tới từng nhà để bán cà phê.
Ban đầu là một hãng chuyên chế biến và xuất khẩu, Trung Nguyên đã mở quán cà phê đầu tiên để quảng bá thương hiệu vào năm 1998. Trong vài năm, bộ ba quán cà phê đã rất thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh và công ty mở rộng với 422 quán trên khắp Việt Nam vào năm 2002. Tới 2013, Trung Nguyên trở thành hãng cà phê lớn nhất tại Việt Nam.
Trong câu chuyện "phất lên", vai trò của bà Thảo thường không được tính đến dù bà nói rằng bà đã quản lý các hoạt động của công ty hàng ngày từ khi Trung Nguyên bắt đầu hoạt động. Mặc dù năm 2012, bài báo của Forbes khiến ông Vũ được quốc tế biết tới, câu chuyện thành công của ông được nhiều người biết đến ở Việt Nam thông qua chương trình Người Đương Thời. Bà Thảo hiện tại là một nữ doanh nhân nổi bật sau thành công gần đây của TNI. Tháng 10.2017, bà cũng được Forbes liệt kê là một trong những câu chuyện thành công.
Sự thống trị trong thị trường cà phê nội địa của Trung Nguyên bị thách thức trong những năm gần đây bởi sự nổi lên của các hãng cà phê quốc tế như Nescafe - đã chiếm được ưu thế hơn trong thị trường cà phê hòa tan. Giới truyền thông rất quan tâm tới vụ ly hôn tốn giấy mực của hai vợ chồng ông Vũ và sau đó đã có một số tờ báo đặt câu hỏi thành công thật sự của Trung Nguyên là gì và liệu tập đoàn này có giữ được "đất" của mình khi đối mặt với thách thức từ nước ngoài.