Vũ khí nào có thể ngăn chặn chiến thuật “biển người' ở biên giới, hải đảo?

Chiến tranh thế kỷ 21 là cuộc chiến vũ khí phương tiện hiện đại tốc độ cao, quy mô rộng lớn. có sự tham chiến của tất cả các quân binh chủng và lực lượng đặc biệt. Chống lại kẻ thù có ưu thế số đông, vũ khí hiệu quả nhất là Mìn
Xe phóng, rải mìn SVLSMS Pháp

 Mìn trong chiến tranh hiện đại, phải tự triển khai trên diện rộng, có khả năng tự cài đặt nhanh và một đặc điểm quan trọng hơn tất cả - đó là khả năng tự hủy. Đặc điểm này xuất phát từ Công ước quốc tế về cấm sử dụng mìn sát thương cố định, có khả năng gây nguy hiểm cho dân thường.

Những cuộc chiến tranh hiện đại trong và sau đại chiến thế giới lần thứ II có đặc điểm là thời gian tiến hành chiến tranh ngày càng thu hẹp. Từ những trận tuyến kéo dài hàng trăm km có hệ thống phòng ngự chiều sâu hàng chục cho đến hàng trăm km với thời gian chuẩn bị rất kỹ càng, các đơn vị công binh đủ điều kiện để tổ chức các trận địa min dày đặc và phức tạp đến các chiến dịch phòng thủ kịp thời, phản công nhanh chóng.

Xe tăng M1A1 Abrams Mỹ trong chiến dịch Bão táp sa mạc

Sang thế kỷ 21, các loại phương tiện chiến đấu tiến công của đối phương vượt trội hơn nhiều lần lực lượng phòng ngự. Các đơn vị tấn công có thể cơ động với tốc độ cao, pháo binh tên lửa, xe tăng, thiết giáp có thể cơ động hàng trăm km với tốc độ tương đương bộ binh cơ giới. Như vậy, đối kháng trên chiến trường, lực lượng tấn công với ưu thế sức mạnh trong thời gian ngắn có thể tập trung lực lượng và tạo thế áp đảo. Lực lượng phòng ngự thường sẽ chậm hơn trong các hoạt động triển khai lực lượng và thế trận phòng ngự.

Mìn trong chiến đầu phòng ngự.

Trong các tình huống như vậy, mìn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các trận tuyến phòng ngự, triển khai trên các hướng tấn công ồ ạt quy mô lớn của đối phương. Mìn có vai trò then chốt trong nhiệm vụ ngăn chặn, kiềm chế tốc độ hành tiến của đối phương cho đến khi các đơn vị chủ lực kịp hành quân đến khu vực biên giới, bờ biển bị tấn công. 

Các bãi mìn dày đặc buộc đối phương phải cơ động về những hướng không thuận lợi, phải dẫm chân tại chỗ, tiêu hao thời gian khi mở các hành lang cơ động giữa các trận địa mìn dày đặc – điều đó cho phép phía phòng ngự có thời gian tập trung lực lượng, vũ khí trang bị triển khai các đòn phải kích kịp thời.

 

Rõ ràng, với tốc độ tiến công hàng trăm km trong ngày, dưới sự yểm trợ dày đặc của tên lửa hành trình, pháo phản lực, pháo binh, máy bay chiến đấu các loại bao gồm cả máy bay không người lái trên hướng tấn công chính, các phương pháp triển khai các trận địa mìn cũ không còn hiệu quả. Việc triển khai các trận địa mìn đòi hỏi quá nhiều thời gian, không thể nhanh chóng ngăn chặn đòn tấn công cơ giới tốc độ cao của đối phương.  

Các phương pháp phóng rải mìn quân đội NATO và Mỹ 

Để triển khai các trận địa mìn trên toàn bộ các tuyến biên giới, bờ biển, nơi địch có khả năng tiến hành các đòn tấn công cũng không hiệu quả, số lượng mìn, công binh và thời gian chuẩn bị rất lớn, đồng thời các trận địa mìn bố trí sẵn sàng có thể trở thành vật cản cho chính lực lượng của ta khi tiến hành các hoạt động phản kích ngang sườn, bọc hậu đội hình đối phương.
 Việc bố trí sẵn các trận địa mìn khiến đối phương chuẩn bị trước các phương tiện hỏa lực cũng như các trang thiết bị vô hiệu bãi mìn và hầu như không hề ngăn chặn hoặc kìm hãm đòn tấn công.
Sơ đồ hoạt động của các phương tiện phóng rải mìn ngăn chặn lực lượng tấn công của đối phương

Những yêu cầu mới được đặt ra đối với các loại mìn trong chiến tranh thế kỷ 21.

Thứ nhất: mìn cần phải được đơn giản hóa để có thế cài đặt mà không cần đến các chuyên gia – chiến sĩ công binh, toàn bộ quá trình từ khi rải mìn cho đến khi mìn vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, giai đoạn trực chiến đấu và tự hủy khi hết thời gian hoặc theo mệnh lệnh phải hoàn toàn tự động. 

Thứ hai: Mìn cần phải được triển khai nhanh trên diện rộng, trước khi địch tiếp cận khu vực trận địa. 

Thứ ba: Mìn phải được triển khai trên các hướng và khu vực thực sự cần thiết, việc tổ chức các trận địa mìn không cần thiết phải có sự có mặt của con người. 

Thứ tư: Mìn phải tự hủy hoặc vô hiệu khi không còn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. 

Thứ năm: Nhiệm vụ trọng tâm của mìn là ngăn chặn hoặc làm chậm tốc độ tiến công của đối phương. 

Thứ sáu: Nhiệm vụ tiêu hao, tiêu diệt binh lực và sinh lực địch không đặt thành trọng tâm mà trở thành thứ yếu, phối hợp cùng với các phương tiện hỏa lực khác như pháo binh, tên lửa, không còn là vũ khí sát thương chủ yếu.

Những yêu cầu đặt ra với mìn hiện đại khá mâu thuẫn với mục đích sử dụng mìn đã hình thành những thiết kế mới và các giải pháp triển khai trận địa mìn. Vấn đề này được đề cập đến vào cuối thời kỳ Xô viết và mang một khái niệm mới, thuật ngữ gọi là “mìn phóng, rải”, người Mỹ đặt tên là Scatterable Mines. Thuật ngữ cả bằng tiếng Anh cũng chưa biểu hiện hết được bản chất thực của thế hệ mìn mới, nhưng cũng không có khẩu ngữ phù hợp.

Những cánh bướm tử thần.

Nước đầu tiên sử dụng phương pháp phóng, rải mìn là người Đức, vào năm 1939, quân đội Đức đã đưa vào sử dụng các loại bom nổ phá mảnh loại nhỏ (2 kg) SD-2 Schmetterling (Bươm bướm). Các quả bom nhỏ này được đặt trong một thùng bom cassette lớn hơn, khi bay trong không gian, bom mẹ mở ra rắc các quả bom nhỏ trên một diện tích rộng, một kỹ sư nào đó của Đức đã đưa ra giải pháp, bom chạm đất sẽ không nổ ngay mà nằm chờ tác động bên ngoài (chạm vào nó hoặc nhặt lên). Trên thực tế, SD – 2 đã thật sự là một loại mìn chống bộ binh và khu vực bom rơi đã thực sự là một trận địa mìn được phóng, rải tầm xa bằng các phương tiện đường không.

Phương pháp phóng rải mìn tầm xa được hình thành trong chiến tranh Việt Nam. Nhằm ngăn chặn tuyến đường vận tải, các cuộc hành quân và các đòn tấn công của Quân Giải phóng Miền Nam, người Mỹ đã triển khai hàng loạt các loại mìn chống bộ binh và chống xe cơ giới các nhau, được phóng, rải từ máy bay như Graval, BLU-43/B Dragontooth, BLU-42/B Devil apples. Những loại mìn có tính năng tương đương cũng được phát triển bởi các kỹ sư công binh Xô viết. Các loại “mìn phóng rải” thông thường đều có kích thước khá nhỏ và khả năng sát thương không nhớ, ví dụ như mìn POM – 1 thực tế yếu hơn hẳn so với lựu đạn F1.

 

Mìn bươm bướm Dragontooth, sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Sau chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ loại khỏi biên chế các loại mìn Graval, BLU-43/B Dragontooth, BLU-42/B Devil apples và chế tạo các nguyên mẫu phương tiện phóng rải mìn chống bộ binh trong khuôn khổ chương trình “Lớp các hệ thống phóng rải mìn tầm xa FASCAM” Family of Scatterable Mines – FASCAM. Mìn được phóng, rải bằng pháo binh (hệ thống ADAM), hệ thống phóng rải mìn mặt đất ( hệ thống GEMSS, MOMPS, Ground Volcano), phóng rải mìn bằng máy bay trực thăng ( hệ thống Air Volcano), bằng máy bay phản lực ( hệ thống Gator). Tất cả các loại mìn thuộc lớp FASCAM đều đáp ứng sáu yêu cầu kỹ chiến thuật đặt ra cho mìn thế kỷ 21.

Nước Nga hiện nay vẫn duy trì trong biên chế một số các loại mìn tương tự của Mỹ như (PFМ-1, PОМ-1), do các loại mìn này có hiệu quả cao trong cuộc chiến Afganistant và Chechnya, quân đội Xô viết cũng phát triển hệ thống triển khai mìn mạnh hơn. Từ đó hình thành hệ thống mìn phóng rải chống bộ binh POM –2.

Vũ khí lộ thiên.

Những cựu binh – du kich cho rằng, mìn phóng rải từ xa rất dễ nhận biết, từ thùng phóng mìn, nắp mìn, vỏ mìn và thân mìn với độ dài đến 18 cm dễ phát hiện trên trận địa mìn. Như vậy hiệu quả sát thương không cao, hơn thế nữa lại có những sơi dây vướng nổ kéo dài trên mặt đất. Nhưng nếu theo yêu cầu chiến thuật thứ năm thì loại mìn này đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ trọng tâm là ngăn chặn và kìm chân địch. 

Thực tế cho thấy, hoàn toàn không quan trọng việc địch có bị sát thương khi dẫm lên mìn hay binh lính địch phát hiện ra trận địa mìn và dừng lại. Tháo gỡ một trận địa mìn POM-2 rõ ràng không một phân đội bộ binh nào dám quyết định, đưa xe tăng lên mở đường qua bãi mìn bộ binh cũng không phải là giải pháp hữu hiệu nếu xe tăng không được trang bị thiết bị quét mìn, trên các trận địa mìn có thể có cả mìn chống tăng PТМ-1 hoặc PТМ-3 có hình dáng tương tự như POM - 2, được phóng cùng mìn chống bộ binh. 

Tình huống buộc lực lượng tấn công phải dừng bước chờ đợi lực lượng công binh với những phương tiện kỹ thuật mở hành lang qua bãi mìn. Đó cũng chính là điều mà lực lượng phòng ngự chờ đợi, khi đối phương vượt qua một trận địa mìn dày đặc là lúc hỏa lực pháo binh, tên lửa, hỏa khí đi cùng của bộ binh thực hiện công việc của mình, hơn thế nữa, một trận địa mìn khác có thể nhanh chóng được triển khai đón địch. Đối phương sẽ mất rất nhiều thời gian, tổn thất binh lực và phương tiện chiến đấu để vượt qua. Thuật ngữ quân sự gọi là: “đòn tấn công sa lầy trong bãi mìn”.

Mìn POM – 2 cắt bổ

Hoạt động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của mìn POM-2

Vấn đề đối ngoại chính trị.

Hiện nay, các cường quốc quân sự trên thế giới có những phát triển vượt bậc trong lĩnh vực quốc phòng. Với nhưng phương tiện tác chiến hiện đại như tăng thiết giáp thế hệ thứ 4, các xe bộ binh cơ giới lắp các tranh thiết bị phòng thủ tích cực và các xe vận tải địa hình bọc thép, pháo binh chiến trường hiện đại, các đòn tấn công thường triển khai với tốc độ rất cao và hỏa lực vô cùng mạnh mẽ.

 Những nước có nền công nghiệp quốc phòng và vũ khí trang bị ở cấp độ thấp hơn khó đánh chặn được một cuộc tấn công tổng lực trên tất cả các không gian chiến trường. Mìn sát thương là vũ khí của các nước nghèo, vấn đề Công ước Ottawa cấm sử dụng mìn sát thương bộ binh trong xung đột thực tế đã lấy đi một phương tiện phòng thủ hiệu quả các nước đang phát triển. Thống kê cho thấy, những tổn thương về mìn sát thương của dân thường chiếm 5–10%. Còn lại 90–95% do các loại đạn pháo, tên lửa, bom và lựu đạn.

Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai hoàn toàn không giống các cuộc chiến tranh trong quá khứ, đây sẽ là cuộc chiến tranh chớp nhoáng với các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và siêu hiện đại diễn dã trên tất cả các không gian chiến trường cùng với sự tham gia quy mô rất lớn các phương tiện chiến tranh. 

Lực lượng tấn công có thể có quân số đông và trang bị các loại vũ khí tiên tiến, có sức cơ động rất cao. Trong một cuộc chiến đấu không cân sức như vậy, rõ ràng các loại mìn chống tăng và chống bộ binh là vũ khí hiệu quả ngăn chặn, kìm chân và tiêu hao binh lực, sinh lực địch, bảo vệ biên cương, hải đảo của Tổ quốc. Từ quan điểm chiến thuật và góc nhìn chính trị, sự phát triển các loại đạn pháo - mìn cũng là giải pháp ngăn chặn ý đồ chiến tranh xâm lược và bảo vệ vị thế đối ngoại quân sự trên thế giới.

Trịnh Thái Bằng Theo QPAN