Vũ khí bí mật của ông Putin đấu Mỹ-phương Tây

Xét theo mọi việc, trong năm 2018, từ chính trong cộng đồng chuyên gia phương Tây sẽ là "chân không", và nó sẽ được mô tả như một thứ vũ khí đáng sợ của Vladimir Putin, chuyên gia phân tích chính trị Ivan Danilov, tác giả trang blog Crimson Alter nhận định.
Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin

Trong hai tuần qua, cả Bộ trưởng Ngoại giao Đức và cơ quan phân tích và tư vấn Eurasia Group có uy tín của Mỹ đều cảnh báo về "chân không quyền lực" đáng sợ. Theo các chuyên gia Mỹ, kể từ năm 2011, nhân loại sống trong thế giới "G-Zero" với các quy tắc khác hẳn so với trật tự thế giới "G-7". Trong thế giới "G-zero" Mỹ khá yếu để tiếp tục duy trì địa vị bá quyền.

Theo các chuyên gia của Eurasia Group, một trong những rủi ro chính trong năm 2018 là nguy cơ lấp đầy khoảng trống được tạo ra bởi sự suy yếu của Mỹ. Các đối thủ chính của Mỹ trong lĩnh vực này là Trung Quốc và tất nhiên là Nga. Báo cáo của Eurasia Group dự báo rằng, Vladimir Putin sẽ ép Mỹ rút chân khỏi Syria, sẽ tạo ra các mối đe dọa an ninh mạng Mỹ, thậm chí sẽ tung những thông tin bôi nhọ, hạ uy tín các nhân vật có ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa đang ngăn cản Donald Trump cải thiện quan hệ với Matxcơva.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel cũng nói về những xu hướng tương tự, nhưng, ông nhìn vấn đề theo cách khác, Ivan Danilov nhận xét. Trong cuộc phỏng vấn với Spiegel, ông Gabriel lưu ý rằng, Mỹ đang mất dần vị thế trên trường quốc tế, còn Trung Quốc và Nga ngay lập tức bắt đầu lấp đầy "chân không" được tạo ra bởi sự yếu đuối của Mỹ. Trung Quốc tự tin nắm lấy quyền lực trong thương mại thế giới, và Nga đang lấp đầy "khoảng trống quyền lực", điều đó thấy được rõ qua diễn biến tình hình Syria.

Nhìn tổng quát, theo dự báo của Bộ trưởng Sigmar Garbiel và các chuyên gia Eurasia Group, Nga và Trung Quốc đang lấp đầy "khoảng chân không" trên thế giới. Hai quốc gia này có cả sức mạnh kinh tế và quân sự, và có khả năng phóng chiếu sức mạnh ở các vùng quan trọng nhất trên hành tinh.

Điều này làm phương Tây khó chịu. Không phải ngẫu nhiên gần đây Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã kêu gọi xem xét lại các mối quan hệ với Mỹ và công bố kế hoạch xây dựng một "con đường thương mại" từ châu Âu qua Nga sang Trung Quốc. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức cũng lưu ý đến sự yếu kém của Washington, nhưng, ông không đưa ra kế hoạch "hướng về phía Đông" mà trước hết đề xuất sáng kiến nâng cao vị thế của EU.

"Matxcơva, Bắc Kinh và Washington đều có một điểm chung là họ không đánh giá cao Liên minh châu Âu, họ coi thường EU", ông Sigmar Gabriel bực bội nói.

Tuy nhiên, làm thế nào chư hầu chính của Hoa Kỳ có thể chờ đợi sự tôn trọng từ phía ông chủ bị suy yếu?

"Kế hoạch lớn" nhằm kiềm chế Nga và Trung Quốc không mang lại kết quả mong muốn bất chấp mọi nỗ lực của Mỹ. Theo "kế hoạch" này, Nga và EU phải cắt đứt các mối quan hệ thương mại và kinh tế do hậu quả của cuộc xung đột Ukraine, tức là phá vỡ động mạch hậu cần chính cần thiết cho dự án Trung Quốc "vành đai, con đường". Còn Trung Quốc, theo "kế hoạch" của Mỹ, phải tham gia vào các cuộc xung đột quân sự do tranh chấp lãnh thổ với các đồng minh của Mỹ. Khu vực Trung Á và Iran bị bao trùm bởi nỗi ám ảnh về sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố và những "cuộc cách mạng màu" phải tạo ra những vấn đề bổ sung cho Matxcơva và Bắc Kinh để hai nước này không có cơ hội tận dụng lợi thế tạm thời do sự suy yếu của Mỹ.

Song kế hoạch này bị thất bại. Tất cả mọi người đã thấy rõ điều đó sau khi Mỹ thua trận ở Syria (Ngoại trưởng Đức cũng nói khá rõ về điều này). Trong bối cảnh hỗn loạn địa chính trị và khoảng chân không, mọi người đã thấy sức mạnh và hoạt động hiệu quả của Nga, và bây giờ các thế lực địa chính trị muốn thu hút Matxcơva về phía mình.

Trong năm 2015, khi phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Nga đã chất vấn "thế giới tự do phương Tây": "Các vị có nhận ra mình đã làm gì chưa?".

Xét theo những tuyên bố của các chuyên gia Mỹ và các chính trị gia châu Âu, họ chưa nhận thức được điều đó, song, họ phê phán tình hình quốc tế hiện nay mà mới gần đây thế giới này đã đảm bảo sự thoải mái, ấm cúng cho phương Tây.

Bây giờ cần phải làm gì? Người Mỹ đang cố gắng "thắt chặt các ốc vít" bất chấp những rủi ro. Pháp cố gắng chạy sang bên người chiến thắng và đề xuất kế hoạch thành lập không gian thương mại chung Paris-Bắc Kinh thông qua Matxcơva. Đức cố gắng khôi phục lại lòng tự trọng đã bị mất đi từ lâu và phần còn lại của chủ quyền, họ đề xuất những sáng kiến tai tiếng: hồi hương dự trữ vàng từ Mỹ, tạo ra "quân đội châu Âu" theo kiểu NATO và thậm chí đấu tranh chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ.

Như vậy, phương Tây đang bị chia rẽ. Họ không có hy vọng vào việc kiềm chế những thay đổi toàn cầu không thể tránh khỏi trong khi Trung Quốc và Nga bắt đầu lấp đầy "khoảng trống" đã hình thành do sự suy yếu của Mỹ, ông Ivan Danilov cho biết.

Theo SP