|
Tên lửa Deliah phiên bản hải quân |
Theo nguồn tin nước ngoài, không quân Việt Nam quan tâm đến các biến thể tên lửa hành trình Delilah AL và АН mà không quân Israel đã sử dụng hiệu quả trong cuộc chiến ở Li-băng năm 2006.
|
Tên lửa hành trình chiến thuật chính xác cao Delilah AL (biến thể phóng từ máy bay), hiện đang được chào bán tích cực (topwar.ru) |
Tên lửa Delilah do Công ty Israel Military Industries (IMI) chế tạo trên cơ sở một loại “mục tiêu giả” dùng để đánh lạc hướng phòng không đối phương.
Một số chuyên gia như David A. Fulghum, nhà bình luận quân sự của tạp chí Mỹ uy tín Aviation Week cho rằng, mẫu cơ sở để chế tạo Delilah là bia bay lạc hậu MQM-74 Chukar của hãng Northrop, Mỹ, nhưng trên cơ sở đó, Israel đã chế tạo được một vũ khí thực sự hiện đại.
Công ty Northrop bác bỏ sự dính líu của mình vào việc phát triển tên lửa Delilah mà Israel đang sản xuất ở các biến thể phóng từ máy bay, trực thăng và bệ phóng lắp trên tàu hay xe chiến đấu mặt đất.
Đặc điểm chủ yếu của tên lửa Delilah là hệ thống điều khiển rất tiên tiến, bao gồm hệ dẫn quán tính, thiết bị thu GPS và hệ thống quang học điều chỉnh đường bay. Máy tính trên khoang tính toán nhiều phương án tác chiến cho tên lửa. Phương án đơn giản nhất là Delilah với các hình ảnh bề mặt địa hình và các đối tượng mà căn cứ vào đó tên lửa hiệu chỉnh đường bay của mình và/hoặc hình ảnh của bản thân mục tiêu lưu trong bộ nhớ trên khoang bay đến mục tiêu có tọa độ đã định. Những thông tin này có thể nạp vào bộ nhớ của tên lửa ngay cả khi đang bay, và thậm chí sau khi phóng từ cả máy bay mang lẫn từ máy bay khác, từ tàu biển hay sở chỉ huy mặt đất với điều kiện chúng được trang bị thiết bị tương ứng.
Cuối cùng, một hay một số tên lửa có thể phóng vào khu vực bay quần đảo với nhiệm vụ nạp sẵn trong bộ nhớ hay không có. Tại đó, chúng sẽ bay lòng vòng ở chế độ bay dài tối đa cho đến khi nhận được lệnh tấn công (và khi cần thì theo chương trình bay), còn nếu như nhiệm vụ bị hủy bỏ thì sẽ có lệnh tự hủy.
Sai số vòng tròn xác suất của tên lửa, theo các đánh giá khác nhau, là không quá 1 m, còn một số nguồn thậm chí đưa ra con số 0,4 m. Khi sử dụng hiệu chỉnh đường bay kép (GPS và quang học), sai số đó không phụ thuộc vào tầm bắn và thời gian bay, lẫn lựa chọn phương án sử dụng. Trong trường hợp sensor quang học ở giai đoạn bay cuối phát hiện sự sai lệch so với mục tiêu, máy tính trên khoang sẽ lái tên lửa thực hiện tấn công lặp lại.
|
Tên lửa hành trình Delilah AL dưới cánh tiêm kích-bom F-16I Fighting Phalcon (topwar.ru) |
|
Hệ thống quang học hiệu chỉnh đường bay của tên lửa hành trình AL (topwar.ru) |
Tên lửa Delilah AL dùng để tiêu diệt tất cả các loại phương tiện chiến đấu mặt đất và trên biển không bọc thép hay bọc thép nhẹ.
Động cơ turbine phản lực cỡ nhỏ đảm bảo dải tốc độ bay rộng (0,3-0,7M). Tên lửa tấn công mục tiêu ở tư thế bổ nhào khi tốc độ tăng lên đến cận âm (0,85-0,9M).
Tuy có kích thước rất nhỏ (chiều dài gần 3 m, đường kính 0,33 m), Delilah AL có tầm bay lên tới 250 km nhờ sử dụng biên dạng bay cao - tên lửa bay hành trình ở độ cao 11.000 m, nơi mà tiêu thụ nhiên liệu là tối thiểu. Kích thước nhỏ và lớp phủ đặc biệt Signaflux mua từ Mỹ giúp tên lửa tránh bị các phương tiện phòng không phát hiện.
Ngoài ra, xét về cấu tạo và động cơ của tên lửa, chỉ các biện pháp giảm độ bộc lộ bằng công nghệ tàng hình(stealth) là không đủ để bảo đảm cho tên lửa đột phá qua vành đai được vũ khí phòng không như các hệ thống tên lửa Tor, hệ thống tên lửa-pháo phòng không Tunguska, Pantsir hay các loại tương tự của phương Tây bảo vệ. Ở đây, phải trông cậy vào các chế độ sử dụng rất đa dạng của tên lửa này.
Israel đang chào bán tên lửa Delilah với giá rất rẻ đối với một vũ khí như vậy và Việt Nam được nói là quan tâm việc mua tên lửa này. Tuy nhiên, một số chuyên gia Nga nghi ngờ khả năng tích hợp hệ dẫn của tên lửa Delilah với hệ thống thiết bị trên khoang của các máy bay tiêm-cường kích Su-30MK2 và trực thăng hải quân Kа-28 vốn được xem là các máy bay mang Delilah.
|
Tiêm kích-bom thế hệ 4+ Su-30MK2 của Không quân Việt Nam dự kiến được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa (sdelanounas.ru) |
|
Trực thăng Kа-28 của không quân hải quân Việt Nam, biến thể xuất khẩu của trực thăng chống ngầm/cứu hộ Kа-27. Trang bị tên lửa hành trình Delilah cho Ka-28 sẽ nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Hải quân Việt Nam (i.imgur.com) |
Tất nhiên là để áp dụng được tất cả các chế độ sử dụng (nếu không như vậy, Delilah sẽ không còn tính cạnh tranh), sẽ phải trang bị thêm cho các máy bay mang bằng các thiết bị bổ sung mua cũng từ Israel. Về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có thể nâng cấp các máy bay và trực thăng này. Israel đã làm được việc đó không chỉ với các tiêm kích-bom tương đối mới F-16C/I Fighting Phalcon và các trực thăng UH-60A Blackhawk với hệ thống avionics kỹ thuật số cấu trúc mở mà cả với các cac tiêm kích-bom lạc hậu F-4E Phantom có hệ thống điều khiển vũ khí kiểu tương tự.