Dữ liệu của Bộ Năng lượng Mỹ về giảm khai thác dầu đá phiến xuống mức thấp nhất trong năm đã làm giá dầu thô Brent tăng trên 66 đô la/thùng, hãng Finam thông báo.
Cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế từ Nhật Bản, nguyên Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Daisuke Kotegava cho rằng giá dầu cũng ảnh hưởng đến số phận các dự án khai thác dầu đá phiến.
"Triển vọng tốt hay xấu sẽ phụ thuộc vào giá dầu. Nếu giá vẫn thấp như hiện nay, việc khai thác khí ngoài khơi sẽ vô vọng. Khi giá dầu dưới 75 đô la/thùng, sản xuất khí đốt ngoài khơi sẽ không có lãi. Tất cả phụ thuộc liệu giá dầu có tăng lên trên 75 đô la/thùng hay không."
Trong bài viết mà ông Kotegava có nhã ý cung cấp cho tổ chức Hợp tác Nga thông qua văn phòng đại diện tại Tokyo, tác giả nhắc tới việc giá dầu đã hạ từ mức 105,24 đô la/thùng (WTI) trong tháng 5 năm 2014 xuống còn 52 đô la/thùng vào cuối năm ngoái, Sputnik viết.
Các nước sản xuất dầu mỏ Trung Đông trì hoãn giảm sản lượng khai thác dầu, là giải pháp có khả năng hỗ trợ giá. Tại cuộc họp của OPEC ngày 27 tháng 11, Saudi Arabia đã phản đối gay gắt điều này và giá dầu thô tiếp tục hạ.
Ngưỡng giá có lợi nhuận của dầu đá phiến là 75 đô la/thùng. Ngay trong tháng 11 năm 2014, sự sa thải nhân công đã bắt đầu diễn ra ở các cơ sở dầu đá phiến và theo ước tính sơ bộ nếu tình hình giá tiếp tục như hiện tại sẽ có thêm 400 nghìn người mất việc trong năm 2015.
Từ năm 2013, Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã kiến nghị ngừng phát hành tín dụng quy mô lớn cho các công ty đang ngập nợ. Trước hết, điều này liên quan đến lĩnh vực khai thác dầu đá phiến, năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Vào thời điểm thiếu khu vực đầu tư hấp dẫn khác, dầu đá phiến đã bùng nổ nhờ thực tế các doanh nghiệp dầu mỏ thu hút được nguồn tín dụng đáng kể. Nay tới lúc phải thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế sẽ lệ thuộc rất lớn vào khả năng trả nợ của họ.
Theo Bizlive