Vì sao xe tăng bơi PT-76 Việt Nam khiến lính Mỹ kinh sợ? (video)

VietTimes -- Các chuyên gia quân sự Mỹ kinh hoàng và thật sự sốc trước sự xuất hiện của những chiếc xe tăng hạng nhẹ Xô viết PT-76 trong lực lượng Giải phóng quân Miền Nam Việt Nam. Lính Mỹ thì kinh hoảng thật sự. Những chiếc tăng sản xuất từ những năm 50 trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù.
Xe tăng PT-76 Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nhà nghiên cứu tăng thiết giáp Mỹ  Sebastien Roblin, trong bài viết trên The National Interest nhận xét: “Xe tăng xô viết PT-76 là một sự kỳ lạ của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một loại xe tăng hạng nhẹ, có khả năng bơi, được trang bị pháo tương đối yếu. Trong cuộc chiến tranh hiện đại, đúng ra chiếc xe này sẽ rất dễ bị tổn thương trên chiến trường, nơi có nhiều loại vũ khí và những xe tăng hạng nặng”.

Nhưng trong chiến tranh Việt Nam, PT-76 đã thể hiện năng lực tác chiến và khả năng sống còn đặc biệt, khiến cho các chuyên gia quân sự Mỹ vô cùng kinh ngạc.

Xe tăng bơi PT-76 được sử dụng trên chiến trường Đông dương trong vùng rừng nhiệt đới Nam Lào. Đêm ngày 06 – rạng ngày 07.02.1969, trung đoàn 24, được sự yểm trợ của 2 đại đội xe tăng (theo biên chế là 22 xe tăng bơi PT-76) sau một thời gian chuẩn bị chiến trường, tiến hành cuộc tấn công vào cứ điểm Làng Vây, nơi đồn trú của một đơn vị lính đặc nhiệm Mỹ, 4 đại đội biệt kích Sài Gòn, 350 lính Hoàng gia Lào dưới quyền chỉ huy của sĩ quan Mỹ, đại úy Frank C. Willoughby.

Lần đầu tiên trên chiến trường Đông Dương, quận đội Mỹ và lực lượng Sài Gòn choáng váng khi từ 3 hướng, xe tăng Quân Giải phóng xuất hiện, đột phá qua bãi mìn chống bộ binh, đè bẹp hàng rào dây thép gai cùng chướng ngại vật. Lính tăng sử dụng pháo 76 mm bắn phá các hỏa điểm của đối phương, đè bẹp sức kháng cự của địch, tạo điều kiện cho quân Giải phóng tràn vào cứ điểm tiêu diệt mục tiêu.

Lính biệt kích Mỹ cố gắng chống trả bằng súng chống tăng cá nhân sử dụng một lần M-72 tấn công xe tăng PT-76, nhưng không đạt bất cứ hiệu quả nào. Đầu đạn nổ lõm theo nguyên lý dễ dàng xuyên qua vỏ thép mỏng 20 mm của xe. Nhưng gần 100 quả M-72 được sử dụng, một số không nổ, số còn lại hoặc bắn trượt, hoặc chạm vào vỏ thép nghiêng rồi văng ra. Lực lượng phòng thủ cũng gây thiệt hại cho tăng thiết giáp Quân Giải phóng, bắn hỏng 3 chiếc, nhưng bằng pháo không giật 106,7mm.

Pháo binh, không quân Mỹ và hỏa lực của hơn 1.000 tay súng dưới sự chỉ huy của 2 sĩ quan đặc nhiệm Mỹ không ngăn được các đợt tấn công của Quân Giải phóng, chiều ngày 07.02.1969, các đơn vị quân đội Nhân dân Việt Nam làm chủ chiến trường. Lực lượng Mỹ - ngụy và quân Hoàng gia Lào tháo chạy, để lại gần 400 tay súng thiệt mạng, trong đó 7 lính Mỹ, gần 300 tay súng bị bắt làm tù binh.

Không chỉ là quả đấm thép rất hiệu quả trên chiến trường của Quân Giải phóng, xe tăng bơi PT-76 còn được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh Ấn độ - Pakistan năm 1971 và chiến đấu rất hiệu quả trên đồng bằng sông Hằng. Chỉ trong 2 tuần giao chiến, Pakistan mất 66 xe tăng "Chaffee" và 3 pháo hạm. Ấn Độ thiệt hại 13 xe tăng.

Là phương tiện hỏa lực của lực lượng Lính thủy đánh bộ những năm 1950 – 1960, xe tăng PT-76 đến ngày nay có hàng loạt nhược điểm. Do được thiết kế để vượt chướng ngại nước, vỏ thép của xe tăng quá mỏng, các loại đạn xuyên giáp của súng máy hạng nặng dễ dàng chọc thủng vỏ thép. Động cơ của xe rất yếu đi cùng với một thân xe dài rộng, có kích thướng còn lớn hơn cả T-54.

Nhưng thiết kế của PT-76 hoàn toàn đáp ứng yêu cầu đặt ra trên chiến trường, chủ yếu là nhiệm vụ vượt chướng ngại nước, đánh chiếm và giữ bàn đạp đầu cầu, mở đường cho lực lượng đổ bộ, tấn công chủ lực. Lịch sử khai thác sử dụng PT-76 cho thấy, khi sử dụng xe đúng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với các tính năng kỹ chiến thuật. PT-76 luôn mang lại hiệu quả chiến đấu cao.

Cho đến ngày nay, trong biên chế của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam, xe tăng bơi PT- 76 vẫn nằm trong đội hình chiến đấu. 

Xe tăng bơi hạng nhẹ PT-76 của quân đội Liên xô
Xe tăng PT-76 oai hùng trên trên chiến trường Miền Nam Việt Nam và tiếp tục phục vụ trong lực lượng tăng thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam

TTB