Theo đó, Vietcombank đã mua 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 5 – 10 năm là lãi suất được cho là quanh 4,8%/năm. Đây là giao dịch chưa có tiền lệ trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam về cả quy mô và hình thức nguồn.
Vì sao lại là Vietcombank? Câu trả lời là năng lực huy động vốn bằng USD vượt trội của ngân hàng này so với các ngân hàng khác.
Theo báo cáo tài chính năm 2014, huy động tiền gửi khách hàng bằng USD của Vietcombank cao hơn cả Vietinbank và BIDV cộng lại. Cụ thể Vietcombank đạt mức 4,06 tỷ USD trong các con số này tại hai ngân hàng kia lần lượt là 1,34 tỷ USD và 1,48 tỷ USD.
So với các ngân hàng còn lại trong top 10 ngân hàng dẫn đầu (không bao gồm Agribank và SCB), con số huy động bằng USD của Vietcombank luôn cao hơn nhiều lần.
Trên thị trường liên ngân hàng, Vietcombank cũng dẫn đầu với mức huy động xấp xỉ 3 tỷ USD.
Tính riêng trong năm ngoái, tổng huy động bằng USD từ hai nguồn (liên ngân hàng và tiền gửi) của cả Vietcombank, Vietinbank và BIDV đều đạt khoảng 1 tỷ USD.
Nhưng gần như toàn bộ số này BIDV đã huy động từ các tổ chức tín dụng và NHNN. Trong khi Vietinbank đạt được con số trên nhờ phần lớn huy động từ các tổ chức tín dụng khác (khoảng 58%).
Ngược lại, khoảng 80% huy động bằng USD của Vietcombank trong một năm qua đến từ nguồn tiền gửi của khách hàng, vốn chịu biến động ít hơn nguồn liên ngân hàng.
Ưu thế về huy động từ khách hàng cao cũng giúp Vietcombank có tỷ lệ cho vay/huy động (từ khách hàng) thấp hơn hẳn so với các ngân hàng khác, nếu tính riêng bằng USD.
Cuối năm 2014, Vietcombank đang cho vay hơn 80.000 tỷ quy đổi từ USD, thấp hơn con số họ huy động được, tỷ lệ cho vay/huy động (từ khách hàng) là 97%.
Tại Vietinbank tỷ lệ này là 270% sau khi ngân hàng này cho vay khách hàng đạt gần 80.000 tỷ quy đổi. Còn BIDV và 180% với dư nợ khách hàng quy đổi là 58.649 tỷ đồng quy đổi từ USD.
Theo Trí thức trẻ