Vì sao thỏa thuận ngừng bắn Syria lại đổ vỡ?

VietTimes -- Nội bộ Mỹ đã bất đồng về thỏa thuận ngừng bắn, có lực lượng vũ trang ở Syria không muốn ngừng bắn, cơ chế ngừng bắn lại sơ hở, các bên đối lập ở Syria thiếu mục tiêu chung.
Chiến tranh tàn phá Syria.
Chiến tranh tàn phá Syria.

Tân Hoa xã ngày 28/9 cho rằng chiến sự ở thị trấn quan trọng Aleppo, miền bắc Syria gần đây liên tục leo thang, "xé toang" thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được giữa Mỹ và Nga trong tháng này (9/2016).

So với thỏa thuận ngừng bắn đạt được giữa Mỹ và Nga hồi tháng 2/2016, thỏa thuận ngừng bắn lần này yếu hơn, thời gian ngắn hơn.

Có chuyên gia cho rằng, hai thỏa thuận ngừng bắn cuối cùng đều không thể thực hiện, đã đánh mạnh vào lòng tin của người dân Syria đối với hòa bình.

Ngừng bắn thất bại sớm có dấu hiệu

Quân đội Syria ngày 22/9 tuyên bố tái triển khai hành động quân sự đối với các phần tử vũ trang Aleppo, kêu gọi người dân rút ra khỏi khu vực kiểm soát của các phần tử vũ trang.

Hai bé trai trên đường phố Aleppo Syria ngày 15/9/2016. Ảnh: Cankao
Hai bé trai trên đường phố Aleppo Syria ngày 15/9/2016. Ảnh: Cankao

Chiến sự sau đó leo thang. Ngày 24/9, Quân đội Syria đoạt được một doanh trại người tị nạn Palestine từ tay các phần tử vũ trang Aleppo. Ngày 25/9, các phần tử vũ trang tiếp tục đoạt lại doanh trại người tị nạn, hiện hai bên vẫn chiến đấu ở khu vực lân cận doanh trại người tị nạn.

Chiến sự Aleppo leo thang gây chú ý cho cộng đồng quốc tế. Ngày 25/9, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã triệu tập hội nghị khẩn cấp về vấn đề này.

Tại hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ lo sợ về sự leo thang chiến sự ở Aleppo, cho rằng mức độ ác liệt của cuộc xung đột bạo lực địa phương đang gia tăng.

Từ trước tới nay, xung đột vũ trang của Syria chủ yếu tập trung ở Aleppo. Thỏa thuận ngừng bắn mà Mỹ và Nga đạt được yêu cầu thực hiện ngừng bắn trên phạm vi cả nước Syria. Then chốt của ngừng bắn thành công cũng ở Aleppo.

Mặc dù hiện nay Mỹ, Nga, Liên hợp quốc và Chính phủ Syria không cho biết rõ thỏa thuận ngừng bắn bị phá sản, nhưng việc ngừng bắn lần này thực sự đã bị thất bại.

Theo báo chí phương Tây, thỏa thuận ngừng bắn này ra đời trong những tranh cãi trong nội bộ Chính phủ Mỹ. Quân đội Mỹ phản đối tiến hành hợp tác quân sự với Nga trong vấn đề Syria.

Sau khi Liên minh quốc tế chống IS do Mỹ đứng đầu tiến hành không kích một nơi trú ẩn của quân Chính phủ Syria ngày 17/9, có chuyên gia cho rằng mặc dù Quân đội Mỹ nói là bắn nhầm, nhưng đây rất có thể là Quân đội Mỹ dựa vào đó để phản đối thỏa thuận ngừng bắn.

Chính phủ Syria vốn rất không tin cậy đối với Mỹ, sự kiện không kích càng làm gia tăng sự lo ngại của Chính phủ Syria. Theo yêu cầu của Nga, ngày 17/9, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức tham vấn kín khẩn cấp về vấn đề này.

Binh sĩ quân Chính phủ Syria ở Aleppo ngày 15/9/2016. Ảnh: Cankao
Binh sĩ quân Chính phủ Syria ở Aleppo ngày 15/9/2016. Ảnh: Cankao

Lý do ngừng bắn luôn khó thành công

Thời hạn ngừng bắn lần này có hiệu lực vào ngày 12/9, kéo dài 7 ngày, sau đó Mỹ và Nga không thể đạt được nhất trí kéo dài ngừng bắn. Cùng với chiến sự Aleppo tiếp tục leo thang, thỏa thuận ngừng bắn mới đã chịu chung số phận như thỏa thuận ngừng bắn hồi tháng 2/2016, chỉ là lần này thất bại nhanh hơn.

Chuyên gia phân tích cho rằng nguyên nhân ngừng bắn khó thành công ở Syria rất phức tạp, trong đó một nguyên nhân trực tiếp là một bộ phận phe phái vũ trang hoàn toàn không muốn thực hiện ngừng bắn, trong đó có tổ chức vũ trang mà Mỹ gọi là phe phản đối "ôn hòa".

Ngoài ra, bản thân cơ chế ngừng bắn tồn tại sơ hở. Mỹ và Nga là nước ký kết thỏa thuận ngừng bắn, cũng là người tham gia và giám sát thực hiện ngừng bắn, thực ra thì họ đã vừa đá bóng vừa thổi còi. Trong thời gian ngừng bắn, Mỹ và Nga chỉ trích lẫn nhau và chỉ trích lực lượng vũ trang do họ ủng hộ phá hoại ngừng bắn.

Một nguyên nhân chủ yếu hơn làm cho ngừng bắn khó thành công là nó thiếu cơ sở mục tiêu chung. Hai thỏa thuận ngừng bắn đều do Mỹ và Nga đưa ra, mặc dù Chính phủ Syria và lực lượng vũ trang phái phản đối đa số đều cho biết tiếp nhận, nhưng mong muốn hoàn toàn không mạnh mẽ, bởi vì ngừng bắn hoàn toàn không thể xóa bỏ sự bất đồng căn bản của hai bên đối lập ở Syria – đó là vấn đề xây dựng chính quyền tương lai của Syria.

Nữ xạ thủ bắn tỉa Quân đội Syria sử dụng súng ngắm MTs-116M của Nga. Ảnh: Cankao
Nữ xạ thủ bắn tỉa Quân đội Syria sử dụng súng ngắm MTs-116M của Nga. Ảnh: Cankao

Tìm lối thoát cần truy nguồn gốc

Những nỗ lực ngừng bắn tiếp tục bị thất bại ở Syria, người bị thiệt hại nhất là người dân Syria. Hiện nay họ phổ biến có thái độ bi quan đối với triển vọng hòa bình của Syria.

Chuyên gia cho rằng những nỗ lực ngừng bắn sẽ còn tiếp tục, hơn nữa làm thế nào để thỏa thuận ngừng bắn không còn tiếp tục thất bại, làm thế nào để cuộc xung đột Syria sớm kết thúc, điều này cần truy tìm nguồn gốc, tìm ra con đường để hóa giải cuộc khủng hoảng Syria.

Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia cho rằng Mỹ thực hiện chính sách can thiệp mới đã tạo ra cuộc khủng hoảng Syria kéo dài. Để ủng hộ lực lượng vũ trang đối lập ở Syria chống lại Chính phủ Syria, Mỹ và các đồng minh khu vực Trung Đông đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho phe đối lập, nhưng phần lớn số vũ khí này đã rơi vào tay tổ chức cực đoan.

Vì vậy, muốn sớm kết thúc xung đột Syria, Mỹ chấm dứt can thiệp là một phương diện quan trọng. Giải quyết vấn đề Syria cần phát huy vai trò hòa giải chủ yếu của Liên hợp quốc, kiên trì thông qua tiến trình chính trị "những gì của người Syria thì do người Syria đóng vai trò chủ đạo" để đạt được thỏa thuận bao quát được lợi ích của các bên.

Các nữ binh sĩ Quân đội Syria sử dụng súng trường tự động AK-74M có gắn thiết bị nhìn đêm. Ảnh: Cankao
Các nữ binh sĩ Quân đội Syria sử dụng súng trường tự động AK-74M có gắn thiết bị nhìn đêm. Ảnh: Cankao