Ưu thế công nghệ và sức mạnh hủy diệt của tàu ngầm hạt nhân Ohio

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược Ohio sở hữu công nghệ tiên tiến. Vũ khí hạt nhân có khả năng hủy diệt một khu vực rộng lớn bằng 1 quốc gia nhỏ, hệ thống dẫn đường, trinh sát hiện đại nhất.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược "Ohio" mở nắp phóng
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược "Ohio" mở nắp phóng

Tiếp theo bài giới thiệu tàu ngầm hạt nhân Ohio

So với các tàu ngầm khác, lớp tàu ngầm Ohio có những đặc điểm thiết kế riêng biệt, đó là thân vỏ tàu được gắn kết thành một khoang chung đối xứng trục tâm, một đường trục truyền động lực, các bộ phận khác nhau được kết nối và bộ phận cách ly trục quay chân vịt, cách ly các đường ống dẫn, rất nhiều các hệ thống giảm xóc và lớp vật liệu cách âm phía bên trong khoang tàu, trong thiết kế hệ thống động lực thân tàu đã đưa chế độ giảm tiếng ồn vào các thiết bị, loại bỏ hoạt động của các máy bơm tuần hoàn. Với thiết kế cánh chân vịt kiểu mới đã giảm độ ồn xuống nếu so với các tàu ngầm SSBN lớp "Lafayette" 134-102 dB.

Hệ thống động lực phụ trợ là trạm nguồn dieselcông suất 1400 kW và động cơ điện công suất 325 mã lực được chế tạo bởi công ty "Magnatek". Trạm nguồn diesel được sử dụng như thiết bị dẫn của hệ thống điều khiển lái tàu bằng điện hoặc trong trường hợp sự cố đối với động lực trạm nguồn chính.

Theo các thông số kỹ thuật, tàu có thể cơ động dưới nước với tốc độ khoảng hơn 20 knots(20 hải lý/h). Thực tế tàu ngầm Ohio có khả năng tăng tốc đến 25 knots (25 hải lý/h).

Vũ khí chủ yếu của tàu ngầm lớp Ohio là tên lửa đạn đạo, được bố trí trong 24 hầm phóng thẳng đứng, phân ra thành hai hàng dọc theo thân tàu, ngăn cách nhau bằng các vách ngăn trượt. Các tàu đầu tiên được trang bị tên lửa đạn đạo Trident I С-4, trên cơ sở các tên lửa này đã chế tạo 8 chiếc Ohio đầu tiên, (SSBN-726— SSBN-733), đôi khi còn được gọi là nhóm tàu ngầm thứ 1.

Ưu thế công nghệ và sức mạnh hủy diệt của tàu ngầm hạt nhân Ohio  ảnh 1
Phóng tên lửa đạn đạo tầm xa Trident II D5

Các tàu còn lại được trang bị tên lửa đạn đạo hiện đại hơn lớp Trident II D-5. Vào năm 2003 theo các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, số lượng tàu mang tên lửa đạn đạo giảm xuống còn 14, bốn chiếc tàu thuộc nhóm 1 (SSBN-726— SSBN-729) được chuyển loại sang mang tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk. Các tàu còn lại thuộc nhóm 1 được lắp đặt tên lửa Trident II D-5.

Ưu thế công nghệ và sức mạnh hủy diệt của tàu ngầm hạt nhân Ohio  ảnh 2
Cấu tạo chung tên lửa Trident II D5

Trên các tàu tên lửa Trident I, lắp đặt hệ thống niêm cất và phóng tên lửa Mk35 mod 0, các tàu còn lại với tổ hợp Trident II— Mk35 mod 1. Hệ thống lưu giữ và phóng tên lửa bao gồm các hầm phóng, hệ thống thứ cấp đẩy tên lửa SLBM, hệ thống thứ cấp kiểm soát, điều khiển phóng đạn cũng như các thiết bị nạp cho tên lửa.

Cùng với yêu cầu khả năng lắp đặt các hệ thống tên lửa Trident II, hầm phóng tên lửa trên tàu có kích thước lớn hơn so với các tàu ngầm lớp "Lafayette", (đường kích ống phóng là 2,4m, chiều cao là 14,8m). Hầm phóng có nắp đậy bằng hệ thống thủy lực.

Tàu ngầm Ohio được lắp hệ thống điều khiển phóng đạn loại Mk 98, hệ thống sẽ chuẩn bị cho tất cả các tên lửa chuyển trạng thái từ thường xuyên lên tăng cường trong vòng 15 phút.

Trước khi phóng tên lửa, trong hầm tàu được tăng cường áp lực khí nén. Trong mỗi hầm phóng để tạo ra hỗn hợp khí nén đã được lắp đặt bình bột tạo áp lực (PAD). Khí gas, thoát ra từ bình PAD, đi qua thùng chứa nước, một phần đã được làm nguội và tràn vào phía dưới của cốc phóng đạn hình trụ, đẩy tên lửa phóng lên với gia tốc khoảng 10g. Tên lửa bị đẩy ra khỏi hầm phóng với vận tốc 50m/s.

Để giữ được thăng bằng và độ sâu của tàu khi phóng tên lửa, hệ thống ổn định thân tàu sử dụng tổ hợp con quay hồi chuyển để điều khiển các cánh ổn định đồng thời điều tiết lượng nước trong các bồn nước dằn tàu.

Tên lửa đạn đạo được phóng liên tục với giãn cách từ 15 – 20s ở độ sâu đến 30m, tốc độ hải trình là 5 knots và biển động đến cấp 6. Tất cả các tên lửa đều có thể phóng trong cùng một loạt có giãn cách (thử nghiệm chưa bao giờ thực hiện phóng hết tất cả cơ số đạn mà thường chỉ thử nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên lựa chọn).

Trong nước tên lửa di chuyển không điều khiển, khi tên lửa thoát ra khỏi mặt nước, theo tín hiệu nhận được của sensor cảm biến gia tốc sẽ khởi động động cơ đẩy tầng thứ nhất. Theo tiêu chuẩn sẽ khởi động động cơ trên độ cao so với mặt nước biển là 10 – 30 m.

Ưu thế công nghệ và sức mạnh hủy diệt của tàu ngầm hạt nhân Ohio  ảnh 3
Cấu tạo chung đầu đạn hạt nhân W88

Tên lửa Trident II D-5 có thể được lắp đặt hai loại đầu đạn hạt nhân — W76 đương lượng nổ 100kt và W88 đương lượng nổ 475kt. Trong trường hợp tải trọng cao nhất tên lửa đạn đạo có thể mang tới 8 đầu đạn thứ cấp W88 hoặc 14 đầu đạn W76.

Ưu thế công nghệ và sức mạnh hủy diệt của tàu ngầm hạt nhân Ohio  ảnh 4
Đầu đạn thứ cấp trên tên lửa đạn đạo

Tại thời điểm hiện này, theo các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược STARTtrên mỗi tên lửa chỉ được mang không quá 8 đầu đạn thứ cấp. Để đạt được tầm bắn xa nhất trên mỗi tên lửa được lắp 6 đầu đạn W88 hoặc 8 đầu đạn W76. Theo thông báo của Chuẩn đô đốc Hải quânRaymond G. Jones: các đầu đạn W88 chỉ được lắp trên 4 tàu ngầm nhóm hai của lớp Ohio.

Ưu thế công nghệ và sức mạnh hủy diệt của tàu ngầm hạt nhân Ohio  ảnh 5
Phóng tên lửa Tomahawk từ tàu ngầm

Mỗi chiếc tàu ngầm Ohio trong số 4 tàu nhóm 1 được lắp 154 tên lửa hành trình Tomahawk 22 trong số 24 hầm phóng được thiết kế lại để lắp các ống phóng đạn thẳng đứng của tên lửa hành trình. Mỗi hầm phóng tên lửa được thiết kế lại và lắp đến 7 ống phóng tên lửa hành trình thẳng đứng. Hai hầm phóng gần với boong thượng được lắp hệ thống khoang đóng mở tự động ngầm.

Trong các khoang này được lắp tàu ngầm mini ASDS (Advanced SEAL Delivery System) hoặc các module thiết bị lặn DDS (Dry Deck Shelter) để đưa lực lượng đặc biệt ra khỏi tàu ngầm hoặc quay về tàu, khi tàu đang ở trạng thái lặn ngầm. Các khí tài này có thể được lắp đồng thời 2 chiếc, hoặc mỗi loại một chiếc, số lượng không quá 2.

Khi lắp và khai thác sử dụng các thiết bị này, thông thường sẽ phải khóa một phần các hầm phóng tên lửa, đối với tàu ngầm mini, số lượng hầm phóng bị khóa là 3, đối với module khí tài lặn ngầm DDS ngắn hơn, hai hầm phóng đạn sẽ bị khóa. Tàu ngầm Ohio có thể mang bổ sung thêm 66 quân nhân thực hiện nhiệm vụ đặc biệt dưới nước của Lực lượng SEAL hoặc Lính thủy đánh bộ. Trong các chiến dịch ngắn ngày, thời gian cơ động ngầm không quá dài, có thể tăng cường đến 102 người.

Ngư lôi – thủy lôi

Tất cả các tàu ngầm đều được lắp đặt 4 ống phóng ngư lôi tự bảo vệ. Các ống phóng ngư lôi nằm ở phần mũi tàu với một góc nghiêng nhỏ so với mặt phẳng đường kính của tàu. Trong biên chế, cơ số ngư lôi là 8 đạn Mk-48, được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi.

Ưu thế công nghệ và sức mạnh hủy diệt của tàu ngầm hạt nhân Ohio  ảnh 6
Ngư lôi chống tàu Mk-48

Hệ thống trang thiết bị điện tử và thiết bị sonar

Ưu thế công nghệ và sức mạnh hủy diệt của tàu ngầm hạt nhân Ohio  ảnh 7
Đài sonar trên tàu ngầm Ohio

Trong quá trình đóng tàu ngầm lớp Ohio, đã lắp đặt đài radar trinh sát thủy siêu âm AN/BQQ-6, một biến thể nâng cấp hiện đại của sonar AN/BQQ-5 được lắp đặt trong tàu ngầm đa mục đích. Trong các tàu ngầm, đài sonar hoạt động chủ yếu ở chế độ thụ động – thu các tín hiệu thủy siêu âm. Trong tổ hợp đài AN/BQQ-6 đã được lắp đặt một loạt các đài sonar thứ cấp khác.

Anten thu thụ động của đài sonar AN/BQR-15 là một an ten kéo theo tàu TB-29 có chiều dài là 47,7m trên một đoạn cáp dài 670 m. Các tín hiệu thu được từ đài sonar được xử lý bằng máy tính sonar công suất lớn AN/BQR-23. Khi cơ động hành quân anten được xếp gọn trên thân tàu phía trên về bên trái. Để thực hiện các nhiệu vụ hoa tiêu điều hướng và dẫn đường cho hải trình sử dụng đài sonar chủ động AN/BQR-19.

Trong các tình huống địa hình phức tạp như bơi ngầm dưới nước và các hoạt động chống mìn sử dụng anten chủ động tầm gần AN/BQS-15. Khi bơi trên mặt nước biển tàu ngầm Ohio sử dụng radar AN/BPS-15A (trên tàu ngâm SSBN 741—743 lắp đặt (AN/BPS-16).

Tàu ngầm Ohio SSBN được bố trí 8 ống phóng đạn gây nhiễu loại Mk2 nhằm chống bức xạ siêu âm và đài gây nhiễu và tác chiến điện tử sonar AN/WLY-1. Đài hoạt động tự động tìm kiếm xác định chủng loại ngư lôi tấn công đồng thời xác định loại tín hiệu gây nhiễu thủy siêu âm để phá hủy ngư lôi hoặc đánh lạc hướng.

Tàu ngầm lớp Ohio được trang bị kính tiềm vọng loại Kollmorgen Type 152 và Type 82.

Quá trình phục vụ trong hải quân

Để phục vụ cho các tàu ngầm Ohio, Mỹ đã hiện đại hóa hai căn cứ - một ở bờ biển Thái Bình Dương (căn cứ hải quân Bangor, bang Washington) và một trên Đại Tây Dương (căn cứ hải quân tại vịnh Kings, Bang Georgia). Mỗi cơ sở được thiết kế để cung cấp dịch vụ cho 10 tàu ngầm.

Trên các căn cứ được xây dựng và lắp đặt trang thiết bị để tiếp nhận, cung cấp vũ khí, đạn, dịch vụ kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các tàu ngầm. Đồng thời cũng xây dựng doanh trại cho các thủy thủ đoàn nghĩ ngơi và học tập.

Trên mỗi căn cứ đều có các trung tâm huấn luyện để tập huấn kỹ chiến thuật các thủy thủ đoàn. Trung tâm có thể tiếp nhận và huấn luyện trong năm đến 25000 quân nhân. Các mô hình học cụ mô phỏng cho phép thủy thủ đoàn học điều khiển tàu ngầm trong mọi điều kiện thời tiết, môi trường và địa hình thủy văn, bảo gồm cả các tình huống phóng tên lửa và ngư lôi. Huấn luyện sĩ quan hải quân được thực hiện trên thành phố Groton.

Từ năm 1997 tàu ngầm Ohio là tàu ngầm duy nhất của Hải quân Mỹ mang tên lửa đạn đạo cấp chiến lược nằm trong biên chế sẵn sàng chiến đấu. Tất cả các tàu ngầm khác loại đều được đưa ra khỏi biên chế sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Hải quân. Cũng năm 1997, Hải quân Mỹ tiếp nhận chiếc tàu ngầm lớp Ohio cuối cùng được chế tạo— USS Louisiana (SSBN-743).

Với số lượng hiện có là 18 tàu ngầm Ohio, SSBN tiến hành từ 3-4 chuyến hải tuần trong một năm, chiếm 50 – 60% thời gian ngoài biển lớn theo thống kê số liệu năm 2008. Cũng trong năm 2008 các tàu ngầm đã thực hiện 31 chuyến hải tuần với thời gian, thời gian mỗi chuyến là 60 – 90 ngày dưới biển.

Ngày 19/2/2009 Thủy thủ đoàn của tàu ngầm "Wyoming" được vinh danh khi thực hiện chuyến hải tuần thứ 38 kết thúc vào ngày 11.02. Chuyến hải tuần này là chuyến thứ 1000 được thực hiện bởi tàu ngầm lớp Ohio.

Trịnh Thái Bằng theo InforNet