|
Lực lượng đối lập ở miền Đông Ukraine đã bắt đầu rút vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự. Ảnh: Sputnik |
Bên cạnh đó, trong khi lực lượng đối lập Ukraine cho biết đã bắt đầu rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến trường miền Đông nước này, theo một thỏa thuận ngừng bắn, phía quân đội Ukraine cho biết, họ sẽ chỉ rút vũ khí nếu như lực lượng đối lập hoàn toàn tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn.
Tổng thống và Ngoại trưởng, mỗi người một ngả
Mặc dù cuộc họp kéo dài hơn 3 giờ đã kết thúc mà không đạt được bước đột phá mới nào, tuy nhiên các vị Ngoại trưởng đã nhất trí gia hạn phái bộ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine thêm một năm, đảm bảo cung cấp hàng viện trợ nhân đạo đến tất cả các vùng ở miền Đông Ukraine, ủng hộ triển khai thỏa thuận Minsk cũng như nhất trí duy trì tiếp xúc chặt chẽ về vấn đề này.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết đề xuất gia hạn phái bộ OSCE thêm một năm được tất cả các bên nhất trí sau khi đánh giá các khả năng cải thiện tình hình chiến sự ở miền Đông Ukraine. Bên cạnh đó, các Ngoại trưởng cũng kêu gọi các bên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 được kí kết hôm 12/2, bao gồm một lệnh ngừng bắn toàn diện và rút vũ khí hạng nặng, đồng thời cũng kêu gọi các bên hoàn thành kế hoạch rút vũ khí hạng nặng sớm nhất có thể.
Theo đó, DPR đã bắt đầu rút khoảng 100 khẩu pháo khỏi chiến tuyến trong ngày 24/2 và tiếp tục rút pháo tự hành trong ngày 25/2. Còn Cộng hòa nhân dân tự xưng Lugansk (LPR) tuyên bố đã rút hơn 30 đơn vị vũ khí hạng nặng khỏi khu vực Donbass ở miền Đông Ukraine và sẵn sàng đẩy nhanh quá trình nếu Kiev ngừng tấn công.Thực hiện lời kêu gọi này, ngay trong ngày 24/2, Phó Chỉ huy Bộ Tư lệnh dân quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, ông Edward Basurin cho biết, họ đã bắt đầu rút các vũ khí hạng nặng trên diện rộng theo một kế hoạch hòa bình quốc tế nhằm thiết lập một vùng đệm rộng lớn giữa lực lượng pháo binh của phe ly khai và quân chính phủ. Ông Bausuri khẳng định: “Danh sách vũ khí hạng nặng đi kèm thời gian và lộ trình rút lui đã được gửi đến tổ chức OSCE từ lâu”.
Ông Bausurin cũng bác bỏ tuyên bố của người phát ngôn quân đội Ukraine Andriy Lysenko rằng, phe đối lập và quân chính phủ đã đụng độ dữ dội tại khu vực xung quanh Mariupol và khẳng định quân chính phủ đã có những hành động khiêu khích trước nhưng vụ việc này không quá nghiêm trọng.
Về phần mình, chính quyền Kiev lại cho rằng, việc làm này của phe đối lập chỉ là để ngụy tạo rằng họ đang tuân thủ thỏa thuận Minsk trong khi đó lại đang chuẩn bị cho một đợt tấn công mới. Trong một tuyên bố, quân Chính phủ Ukraine nêu rõ: “Phe đối lập đang tận dụng thời gian ngừng bắn để tăng viện thêm quân và tậu thêm đạn dược”.
Bên cạnh đó, ông Lysenko cũng khẳng định sẽ chỉ rút vũ khí hạng nặng khi lệnh ngừng bắn được tuân thủ tuyệt đối: “Trong tình hình lực lượng Ukraine vẫn bị nã pháo thì không thể nói chuyện rút vũ khí được”, và rằng: “Chỉ khi nào phe đối lập tuân thủ lệnh ngừng bắn trong hai ngày thì chúng tôi mới tính đến việc rút các loại vũ khí hạng nặng của mình ra khỏi vùng chiến sự”.
Khả quan tình hình thực địa?
Tại cuộc họp ở Paris, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đánh giá tình hình ngừng bắn tại Ukraine hiện nay khả quan hơn rất nhiều, so với trước ngày 15/2. Ông Lavrov cho biết đã nhận được tin về các đại diện DPR, LPR cùng chính quyền Kiev thông qua một kế hoạch rút vũ khí giai đoạn một. Nếu thông tin được xác nhận thì đây sẽ là bước tiến vô cùng quan trọng để đạt được một lệnh ngừng bắn toàn diện.
Bên cạnh đó, báo cáo của Phái bộ giám sát đặc biệt (SMM) thuộc OSCE cho biết, các đại diện của lực lượng vũ trang Nga, Ukraine, DPR và LPR đã nhất trí về bản đồ thực tế xác định giới tuyến tại Donbass. Thành viên SMM đã nhận được bản đồ này từ đại diện Trung tâm kiểm soát và điều phối đặt trụ sở tại thành phố Soledar do chính quyền Kiev kiểm soát.
Đại diện phía Nga thông báo với các quan sát viên OSCE rằng dân quân LPR đã bắt đầu rút vũ khí hạng nặng, nhưng phía Ukraine cho rằng chưa có bằng chứng về động thái này. Người đứng đầu SMM, Ertugrul Apakan cũng cho biết họ vẫn chưa nhận được từ các bên liên quan tại Donbass thông tin về vũ khí hạng nặng để giám sát việc rút các khí tài này theo thỏa thuận Minsk.
Cũng trong ngày 24/2, Người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho biết Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin, trong đó chủ yếu bàn về tình hình Ukraine.
Tại cuộc gặp, hai bên đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các bên liên quan phải thực hiện “nghiêm túc và triệt để” những cam kết đã đạt được tại Thủ đô Minsk hôm 12/2, trong đó có thỏa thuận ngừng bắn và rút tất cả các loại vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự ở miền Đông Ukraine.
Ngoại trưởng Ukraine cũng đã yêu cầu LHQ gửi quân gìn giữ hòa bình tới miền Đông nước này. Tuy nhiên, ông Ban Ki-moon cho biết sẽ sớm tham khảo ý kiến của Hội đồng Bảo an LHQ; đồng thời khẳng định hoàn toàn ủng hộ mọi nỗ lực hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột tại quốc gia Đông Âu này.
Trong một diễn biến mới nhất ngày 25/2, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã cảnh báo Moskva sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt bổ sung của Liên minh châu Âu (EU) nếu lực lượng đối lập tấn công thành phố cảng Mariupol do Chính phủ Ukraine kiểm soát.
Theo: Công an Nhân dân