|
Theo tác giả Alexei Syunnerberg của báo Sputnik, vào Ngày Chiến thắng 9 tháng 5, người dân Nga tưởng niệm với tấm lòng biết ơn chân thành tất cả những người đã bảo vệ Tổ quốc trong những năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, tất cả những người có sự đóng góp cho chiến thắng chống nước Đức quốc xã.
Trong số này có bảy người Việt Nam đã hiện diện ở Moscow khi phát xít Hitler tấn công vào Liên Xô. Vào ngày thứ tư của cuộc chiến, họ đã tình nguyện gia nhập Hồng quân.
Trong thành phần Lữ đoàn môtô cơ động đặc nhiệm (OMSBON) của Liên Xô có các chiến sĩ Vương Thúc Tình, Lý Anh Tạo, Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất.
Đơn vị của họ đã tham gia bảo vệ thủ đô Moscow tại một khu vực trên nửa đường dẫn tới sân bay quốc tế Sheremetyevo. Bây giờ nơi đây có tượng đài ghi công những người bảo vệ thủ đô là một công trình bê tông lớn tái hiện "hàng rào lông nhím chống tăng".
Trong số họ, 3 chiến sĩ Hồng quân đã anh dũng hy sinh trong trận chiến với phát xít Đức ở cửa ngõ thủ đô Moscow. Ông Lý Phú San, người không tham gia chiến đấu mà làm công tác hậu cần tại quân y viện Moscow và đã không chỉ một lần hiếp máu để cứu những chiến sĩ Hồng quân bị thương. Khi kỷ niệm 40 năm Chiến thắng, tất cả năm người Việt Nam đã được truy tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất.
Sau sự tan rã của Liên Xô, khi Huân chương Chiến tranh Vệ quốc không còn nằm trong thang bậc khen thưởng của Nga, đã chính thức công bố thêm danh tính hai chiến sĩ Hồng quân người Việt còn lại, đó là Lý Văn Minh và Lý Chí Thông. Họ đã chiến đấu trong thành phần lữ đoàn OMSBON cho đến cuối năm 1942. Đáng tiếc, vẫn chưa biết thời điểm và địa điểm họ hy sinh.
Ông Lý Phú San là người duy nhất còn sống sau Ngày Chiến thắng. Sau trận đấu bảo vệ Moscow, ông đã làm việc tại xí nghiệp quốc phòng ở khu vực phía Đông Liên Xô. Năm 1956, ông Lý Phú San trở về Việt Nam, và đã qua đời năm 1980.
Một vài năm trước, con gái của ông — chị Lê Thị Phượng đang làm việc ở Moscow, cho biết, chị đã giữ hộp tro cốt của cha mình trong nhà hơn 10 năm. Năm 1996, bà Đặng Thị Loan qua đời và được hỏa táng. Đến năm 2001, chị mua một mảnh đất ở nghĩa trang Krasnogorskoe ở rìa thành phố Matxcơva, đưa bố mẹ về an táng. Chị Lê Thị Phượng nói:
"Chiến thắng này là một bước ngoặt trong sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam giành độc lập. Người dân Việt Nam tôn trọng sâu sắc đối với Liên Xô cũ, tức nước Nga ngày nay. Bản thân tôi, cũng giống như cha tôi, tôi coi nước Nga là quê hương thứ hai của mình."
Con trai của chị Lê Thị Phượng — Mikhail — cháu của chiến sĩ Hồng quân người Việt Lý Phú San đã tốt nghiệp trường phổ thông và đang là sinh viên của một trường đại học ở Moscow. Chị Lê Thị Phương nói rằng ông nội chắc sẽ tự hào về đứa cháu trai tuyệt vời như thế này.
Theo Sputnik