Tương lai, Su-35 sẽ dẫn đầu trên thị trường xuất khẩu

Xuất khẩu Su-27 và Su – 30 đã có những hợp đồng lớn. Công nghiệp quốc phòng Nga lắng xuống vài năm trở lại đây. Sự xuất hiện tiêm kích mới Su-35 làm nổi sóng xuất khẩu mới. Những thương thảo hợp đồng cung cấp dòng tiêm kích 4++ kéo dài nhiều năm với số lượng không nhỏ.
Máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su 35

Thử thách đầu tiên

Những ý tưởng đầu tiên về Su-35 bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước, khi theo đơn đặt hàng của Không quân Liên xô, các nhà thiết kế bắt đầu phát triển nguyên mẫu tiêm kích hạng nặng Su-27S. Mục tiêu trọng tâm đặt ra là tiêm kích phải đa nhiệm, có khả năng sử dụng các loại vũ khí “không đối đất”. Su-27 trong vai trò của máy bay chiến đấu tấn công đã được trang bị bom và các loại rockets không điều khiển và ngay từ những năm đó được nhận định là không có khả năng tăng cường thêm các loại vũ khí chính xác, hơn thế nữa, Su-27S được đánh giá là có thiết kế chưa đẩy đủ cho dòng máy bay tiêm kích hạng nặng tiên tiến của tương lai.

Chuyến bay đầu tiên của Su-27M được thực hiện vào tháng 06.1988. Ngoài chủng loại vũ khí trang bị cho chiến đấu cơ được mở rông hơn, máy bay được lắp đặt trang thiết bị hiện đại và có khả năng tiếp dầu trên trong. Cấu trúc thiết kế bên ngoài cũng có thay đổi. Tăng cường thêm 2 cánh nhỏ phía trước – cánh mũi. Đôi cánh nhỏ hai bên cabin phi công dần trở nên quen thuộc như tấm card visit của tiêm kích trên tàu sân bay Su-33 và các dòng tiêm kích xuất khẩu của Su khôi – Đã có rất nhiều các phiên bản nâng cấp khác nhau của Su-30MK.

Trong xuất khẩu Su-27M đã được đề xuất với mã hiệu Su-35, điều này dẫn đến sự nhầm lẫn với các máy bay xuất xưởng sau này, ban đầu được chế tạo theo mã hiệu chỉ định đó. Không giống như Su-30, số phận máy bay hoàn toàn không được đưa vào phát triển. Sự sụp đổ của Liên Xô dẫn máy bay để khởi động vào một loạt cho lực lượng không quân. Một số máy bay được sản xuất và giao cho đội bay nghệ thuật trên không "Knights Nga", khi các máy bay loại này không còn độ tin cậy nữa nó sẽ được đưa vào kho và trở thành nguồn phụ tùng thay thế cho các máy bay tiêu chuẩn Su-27.

Mặc dù có rất nhiều vấn đề, trên một số các máy bay Su-27M đã tiến hành rất nhiều các thử nghiệm khác nhau, bao gồm trang bị những loại vũ khí điều khiển có độ chính xác cao và lắp đặt các động cơ với lực đẩy vector. Một trong những chiếc Su-27M (số hiệu trên thân là 711) được lắp đặt động cơ lực đẩy vector và định danh là Su-37, còn được gọi là ‘Terminator”.

Su-37 "Terminator"

Trên Terminator lần đầu tiên thực hiện chế độ bay siêu cơ động, mang tên phi công đã thực hiện "Chakra Frolova": bay vòng tròn trên mặt phẳng thẳng đứng 360 ° với bán kính rất nhỏ, một kỹ thuật lộn ngược trên không. Máy bay thực hiện vòng lộn tử thần với bán kính rất nhỏ và với tốc độ bay rất thấp, thực tế là lộn vòng tròn quanh đuôi của nó. Kỹ thuật bay này đối với không quân tiêm kích được cho là khả năng tấn công đối phương từ phía sau lưng hoặc lộn nhào về phía sau, để máy bay địch bay về phía trước và chiếm vị trí tấn công thuận lợi.

“Hiện đại hóa sâu toàn bộ”

Nguồn ngân sách hạn hẹp của Không quân Nga vào những năm 1990 trên thực tế đã loại trừ hoàn toàn năng lực đổi mới và nâng cấp máy bay, các phát triển mới của OKB chủ yếu dựa trên một phần lợi nhuận từ việc xuất khẩu các máy bay chiến đấu. Nhờ những hợp đồng lớn được ký kết với Trung Quốc và Ấn Độ và sự phát triển tiếp theo, tiêm kích Su trờ thành một trong những sản phẩm tiêu biểu của "Rosoborneksport" nói riêng và nền công nghiệp quốc phòng Nga nói chung, cạnh tranh rất mạnh trên thị trường tiêm kích hạng nặng với F-15, được dự đoán là có tiềm năng thương mại xuất khấu rất lớn nhờ những xúc tiến mạnh mẽ trong lực lượng không quân các nước đồng minh của Mỹ vào những năm 1980.

F-15E Ảnh: Michael B. Keller / U. S. Air Force / Global Look

Nguồn kinh phí thu được từ những hoạt động xuất khẩu cho phép khởi động những nghiên cứu nhằm hiện đại hóa sâu chiếc máy bay cơ sở Т-10S, cơ sở dũ liệu của chiếc máy bay cơ sở này là nền tảng để xây dựng tất cả các chủng loại máy bay từ Su-27 đến Su-34. Thành quả ban đầu của tất cả hoạt động nghiên cứu này là Su-35BM (hiện đại hóa sâu) và sản xuất với số lượng lớn dòng tiêm kích được định danh là Su-35S.

Năm 2006, bắt đầu tiến trình chế tạo thế hệ máy bay “chuyển tiếp’ mà nội dung của hiện đại hóa là lắp đặt lên chiến đấu cơ, đã được phát triển trên cơ sở nền tảng vũ khí trang thiết bị, được phát triển dành cho các máy bay thế hệ thứ 5. Vào năm 2008, chậm hơn 1 năm so với kế hoạch, Su -35 bắt đầu các thử nghiệm bay. Chương trình thử nghiệm 650 chuyến bay kéo dài hơn 4 năm. Năm 2009, ngay từ giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, Không quân Nga đã ký hợp đồng cung cấp 48 chiếc Su-35S đến cuối năm 2015. Những chiếc Su 35S đầu tiên đã được chuyển giao cho không quân vào năm 2012.

Bề ngoài, Su-35 không khác nhiều so với Su-27 đầu tiên. Không có những cánh nhỏ phía trước, được sử dụng trên Su-27M, Su-33 và các phiên bản Su-30 của Irkutsk. Những cánh nhỏ phía trước trên máy bay được thay thế bằng giải pháp hoàn thiện cơ cấu kỹ thuật cánh bay và thay đổi trọng tâm máy bay. Một trong những giải pháp hiện đại hóa là thay thế radar thế hệ mới: máy bay được lắp radar N035 "Irbis" với ăng-ten mảng pha thụ động có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên đến 400 km. Kết hợp với hệ thống quang-điện tử, phi công có vị trí trạm radar mới hiện đại cho phép các phi công Su-35 có thể phát hiện đối phương, thậm chí nếu đó là máy bay được chế tạo theo công nghệ stealth để giảm tầm nhìn trong các dải tần số của radar và hồng ngoại.

Sự phức tạp của Su-35S, gánh nặng những vấn đề của công nghiệp sản xuất chế tạo, lần đầu tiên công ty Sukho tích hợp các trang thiết bị Su-35 đã khiến thời gian sản xuất và đưa vào biến chế trong quân đội của Su-35 bị chậm lại rất nhiều.

Năm 2015 đã kết thúc giai đoạn II quá trình thử nghiệm cấp quốc gia loại máy bay mới, các phi công diễn tập chuyển loại máy bay, bao gồm cả sử dụng các loại vũ khí. Không đoàn Su-35 sẵn sàng chiến đấu đầu tiên là trung đoàn không quân tiêm kích số 23, có căn cứ tại Dzemgi vùng Komsomolsk-on-Amur, thực sự ngay "đằng sau hàng rào" nhà máy chế tạo máy bay. 30 năm trước đây, chính trung đoàn này lần đầu tiên làm chủ thế hệ Su-27 mới nhất, năm 2007 – tiếp nhận chuyển loại máy bay hiện đại hóa Su-27SM. Khi trung đoàn tiếp nhận và chuyển loại xong Su-35, các máy bay thế hệ cũ hơn sẽ được chuyển giao cho trung đoàn khác.

Kỳ vọng cho xuất khẩu

Những cuộc thảo luận về khả năng cung cấp Su-35 cho các khách hàng nước ngoài xuất hiện từ lâu và ngay tức khắc, khách hàng chủ yếu của công nghiệp quốc phòng Nga là Trung Quốc đã đặt yêu cầu. Vật cản trở lúc đó là giới hạn số lượng máy bay xuất khẩu, Trung Quốc muốn mua với số lượng giới hạn thấp nhất, nhưng Nga muốn bán với số lượng lớn, khoảng 48 chiếc.

Một hợp đồng với những điều khoản phạt kinh tế nặng được đặt ra trong trường hợp Trung Quốc nỗ lực sao chép một phiên bản cho riêng mình, tương tự như trường hợp với Su-27, được sao chép để trở thành J-11 của Trung Quốc.

Số lượng máy bay trong hợp đồng – 24 chiếc là sản phẩm của nhượng bộ. Giá thành của hợp đồng không được thông báo, nhưng nếu tính đến giá thành của chính các máy bay đó, vũ khí trang bị, phụ tùng thay thế, huấn luyện kíp lái, bảo dưỡng bảo trì kỹ thuật và nhưng chi phí khác, tổng số tiền có thể gần đến khoảng 3 tỷ USD.

Hoàn toàn có thể Trung Quốc thực sự muốn sử dụng các máy bay họ đặt hàng để thiết kế, chế tạo những máy bay tương tự của riêng mình, nhưng cách thiết kế đảo ngược “reverse engineering” theo kinh nghiệm đòi hỏi từ 10-12 năm và cũng cần ngần ấy năm để chuyển loại và khai thác sử dụng thành thạo. Thời gian đó thừa đủ để nước Nga lại tiếp tục hiện đại hóa phiên bản Su – 35, sản xuất đại trà và đưa vào xuất khẩu, đồng thời cùng với tiêm kích thế hệ 5 T-50, phát triển trong khuôn khổ chương trình PAK – FA.

Ngoài Trung Quốc, nhiều nước khác cũng đã quan tâm đến máy bay thế hệ 4++ này. Đó là các nước Brazil, Indonesia, Pakistan và một số quốc gia khác. Không có những thông tin chính thức về các cuộc đàm phán với bất cứ 1 quốc gia nào về khả năng đặt hàng cung cấp Su-35, nhưng trên mạng đã công khai bản báo cáo thường niên của công ty nghiên cứu khoa học và sản xuất “Poliet”, phát triển hệ thống thông tin liên lạc hàng không cho Su-35.

Trong bản báo cáo thường niên của công ty đã chỉ ra rằng doanh nghiệp đang phát triển một sang kiến cho tổ hợp thông tin liên lạc S-108 cho máy bay S-35 phiên bản xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2020, số lượng sản phẩm sẽ là 24 cho Trung Quốc, 60 cho Indonesia, Việt nam và Velezuela. Một thông số chính xác khẳng định điều này là có sự trùng khớp với số lượng máy bay nguyên chiếc mà Trung Quốc sẽ nhập khẩu; 24 chiếc Su-35.

Ngoài ra, bản báo cáo còn công bố số lượng tổ hợp thông tin liên lạc S-107-1 cho máy bay Su-35S, phiên bản dành cho lực lượng không quân Nga. Số lượng được giao đến năm 2020 là khoảng 96 bộ, tương ứng với 96 chiếc Su-35. Tại thời điểm này nhà máy đang thực hiện hợp đồng cho 48 chiếc máy bay Su-35S Không quân Nga trong tổng số đã nêu. Thông tin về nhưng đơn đặt hàng bổ sung cho loại máy bay này cũng xuất hiện trên truyền thông, nhưng không nhận được sự khẳng định của các bên hữu quan.

Ý kiến của các chuyên gia rất khác nhau. Tính khả thi của hợp đồng cung cấp Su-35 cho Velezuela rất thấp do tình hình kinh tế quá khó khăn sẽ ảnh hưởng đến các thương vụ mua sắm lớn. Việt Nam được cho là khách hàng có tiềm năng cao nhưng do những hợp đồng lớn gần đây, khả năng có đơn đặt hàng như vậy ít nhất phải là cuối thập niên. Vị thế của Indonesia không thể nói trước do tiến trình đưa ra quyết định như vậy không đơn giản ở đất nước này

Tiêm kích tàng hình đa năng J-20 Trung Quốc, có thể nhìn rõ những nhược điểm của chiến đấu cơ với cấu hình bên ngoài

J-31 Trung Quốc, phiên bản sao chép của nhiều mẫu máy bay khác nhau

Như vây, trong thập niên tiếp theo, xu hướng xuất khẩu nước ngoài sẽ tập trung vào dòng tiêm kích hạng nặng đa nhiệm Su-35, mẫu chuyển tiếp của dòng T-50 Sukhoi. Sự xuất hiện của F-35 với số lượng lớn sẽ là một "cú huých thượng đế" cho thế hệ thứ 5 này, khởi điểm đầu tiên có lẽ vẫn sẽ là Trung Quốc, điều đó cũng giải thích một phần, tại sao Bắc Kinh cứ khăng khăng chỉ mua 24 chiếc Su-35 mà không tăng gấp đôi số lượng nhập khẩu. Các tướng lĩnh không quân PLA đang chờ đợi PAK - FA để hoàn thiện những chiếc máy bay tàng hình J-20, J-31 đang còn dang dở vì thiếu động cơ.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN