Từ vụ tự sát của nữ cổ động viên giả trai đến ngày lịch sử của bóng đá Iran

VietTimes -- Ngày 10/10, đội tuyển bóng đá Iran gặp tuyển Cambodia. Iran kết thúc trận đấu với thắng lợi có tỷ số 14-0. Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng hơn của trận đấu này không phải là tỷ số, mà ở chỗ có hơn 3.500 phụ nữ Iran đã có mặt trên sân lần đầu tiên sau đúng 40 năm để theo dõi trận cầu trong khu vực. Hơn 3.500 khán giả nữ này đã kính cẩn mặc niệm “Blue girl” Sahar Khodayari – cô gái đã phải tự sát hồi tháng trước.
Lần đầu tiên sau 40 năm, hơn 3.500 nữ cổ động viên Iran đã được phép vào sân xem thi đấu môn bóng đá nam. Ảnh: VCG/Đa Chiều
Lần đầu tiên sau 40 năm, hơn 3.500 nữ cổ động viên Iran đã được phép vào sân xem thi đấu môn bóng đá nam. Ảnh: VCG/Đa Chiều

Theo hãng tin Reuters, ngay sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran đã cấm khán giả nữ vào sân vận động để xem bóng đá hoặc tới các cung thể thao xem các cuộc tranh tài của nam giới khác cho dù pháp luật Iran không hề ghi điều này; chỉ có một vài lần có những trường hợp ngoại lệ đối với một nhóm nhỏ. Các giáo sĩ tin rằng phụ nữ phải được bảo vệ không bị ô nhiễm bởi bầu không khí nam tính, hoặc chứng kiến những người đàn ông xa lạ quần áo xộc xệch.

Niềm vui khi được lần đầu vào sân xem thi đấu bóng đá nam
Niềm vui khi được lần đầu vào sân xem thi đấu bóng đá nam

Tuy nhiên, dưới sức ép của Liên doàn Bóng đá quốc tế (FIFA) và các tổ chức ủng hộ quyền của phụ nữ; nhà chức trách Iran buộc phải mở cửa bán 3.500 vé cho khán giả nữ vào sân vận động Tự Do (Azadi Stadium) ở thủ đô Tehran để xem trận thi đấu của đội tuyển quốc gia Iran với đội Campuchia. Song, dù đã được vào sân, họ vẫn phải ngồi ở một khu vực được quây riêng ở cách khu vực khán giả đàn ông tới 200 mét.

Khu vực các nữ cổ động viên ngồi được quây riêng, cách khu khán giả nam 200 mét
Khu vực các nữ cổ động viên ngồi được quây riêng, cách khu khán giả nam 200 mét

Động thái này của chính quyền Iran được thực hiện sau khi xảy ra cái chết đau lòng của “Blue girl” Sahar Khodayari. Do yêu thích đội bóng đá nam Esteghlal có logo team là màu xanh Da trời, cô gái trẻ mê bóng đá có biệt hiệu “Blue girl” này năm ngoái đã ăn mặc giả đàn ông, cố gắng vào sân vận động để xem bóng đá và đã bị bắt.

“Blue girl” Sahar Khodayari giả trai vào sân vận động để xem bóng đá bị bắt và đã tự thiêu cạnh tòa án. Ảnh: Sahar Khodayari và trên giường bệnh viện trước khi qua đời.
“Blue girl” Sahar Khodayari giả trai vào sân vận động để xem bóng đá bị bắt và đã tự thiêu cạnh tòa án. Ảnh:  Sahar Khodayari và trên giường bệnh viện trước khi qua đời.

Vào đầu tháng 9 vừa qua, “Blue girl” Sahar Khodayari đã tự thiêu bên ngoài tòa án và cuối cùng đã chết vì bị bỏng quá nặng. Cái chết của “Blue girl” Sahar Khodayari đã gây nên làn sóng giận dữ trong xã hội và trên mạng. Nhiều người sử dụng mạng lên tiếng kêu gọi FIFA cấm Iran tham gia các giải thi đấu bóng đá quốc tế, đồng thời kêu gọi các fan tẩy chay các trận cầu của đội Iran.

Cảm giác tiếc rẻ khi một bàn thắng bị bỏ lỡ
Cảm giác tiếc rẻ khi một bàn thắng bị bỏ lỡ

Những đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, trong trận cầu tối 10/10 những người ủng hộ Sahar Khodayari đã đồng thanh hô lớn “Blue girl, Blue girl”. Một đoạn video khác cho thấy những người ủng hộ cô hô lớn “FIFA, xin cảm ơn!”.

Cuồng nhiệt không kém các nam cổ động viên
Cuồng nhiệt không kém các nam cổ động viên

Chính sách gây tranh cãi của Iran về việc chỉ cho phép đàn ông vào sân xem bóng trong nhiều thập kỷ đã bị phá vỡ sau khi FIFA đe dọa hủy bỏ tư cách nước chủ nhà được tổ chức các trận cầu vòng loại World Cup 2022 của Iran.

Sau cái chết thảm thương của “Blue girl” Sahar Khodayari, FIFA đã ra lệnh yêu cầu Iran phải cho phép phụ nữ vào sân bóng đá một cách tự do và cũng không được giới hạn số lượng phụ nữ vào sân xem thi đấu.

Từ nay, nhưng phụ nữ Iran hâm mộ bóng đá đã có thể được tới sân và trận cầu với Campuchia trong khuôn khổ Vòng loại World Cup 2022 được chủ nhà Iran tổ chức tại Sân vận động Azadi Tehran ngày 10/10 đã trở thành một sự kiện lịch sử.

Hãng truyền thông của nhà nước Iran đưa tin lô vé đầu tiên đã được bán hết sạch trong vòng chưa đầy một giờ và các ghế bổ sung cũng đã được bán hết.

Các cầu thủ Iran ăn mừng sau khi ghi bàn vào lưới đội khách
Các cầu thủ Iran ăn mừng sau khi ghi bàn vào lưới đội khách

Raha Poorbakhsh, một trong số 3.500 người hâm mộ nữ được xem trận cầu lịch sử ngày 10/10 là một phóng viên bóng đá. Cô nói với AFP: “Tôi vẫn không thể tin rằng các fan nữ được vào sân đã trở thành sự thật. Sau ngần ấy năm làm phóng viên thể thao tôi chỉ có thể viết bài dựa vào việc xem TV, nhưng giờ đây cuối cùng tôi cũng đã có thể trải nghiệm cảm giác thực sự trên sân vận động”.

Các cầu thủ đội tuyển Iran tới cám ơn các nữ cổ động viên
Các cầu thủ đội tuyển Iran tới cám ơn các nữ cổ động viên

Trong trận cầu tối 10/10, do hơn hẳn về đẳng cấp và được sự ủng hộ cuồng nhiệt của 100 ngàn khán giả trên sân, đặc biệt là 3.500 khán giả nữ lần đầu tiên được vào sân nên các tuyển thủ Iran đã ghi tới 13 bàn vào lưới đội Campuchia. Kết thúc trận đấu, các cầu thủ đã tới khu vực khán đài dành riêng cho phụ nữ để bày tỏ cám ơn họ.

Theo RTI, Đa Chiều