|
Đảo Đá Vành Khăn |
Bức ảnh được chụp bởi Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (CSIS) vào ngày 09.08 được các chuyên gia cho thấy một công trình trên đảo Đá Vành Khăn, một trong số những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp ở Trường Sa.
Từ bức ảnh thấy được một khu vực hình chữ nhật với một bức tường chắn, dài 3.000 mét (3.280 yards), tương tự như như những công trình của Trung Quốc trên hai đảo nhân tạo bị bồi đắp khác là: Subi và đảo Chữ Thập.
Ông Greg Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch Hàng hải châu Á thuộc CSIS của (AMTI) nhận xét: "Rõ ràng những gì chúng ta thấy được một đường băng 3.000 mét và công trình cầu cảng".
Các chuyên gia an ninh cho rằng những đường băng này đủ dài để hầu hết các máy bay quân sự Trung Quốc có thể cất hạ cánh sẽ là đủ để chứa hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc dài, cho phép Bắc Kinh có tầm hoạt động rộng lớn hơn vào trái tim hàng hải Đông Nam Á, vùng nước Trung Quốc đưa những đòi hỏi chủ quyền phi pháp với các quốc gia láng giềng.
Những động thái này đã được Bắc Kinh thực hiện trước thềm chuyến thăm Washington vào tuần tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Người Mỹ lo lắng về những hành động ngày càng quyết đoán hơn của Trung Quốc, dự kiến vấn đề Biển Đông sẽ ở mức cao trong chương trình nghị sự.
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ, Sĩ quan Bill Urban, từ chối bình luận cụ thể về những nhân định của ông Poling, nhưng nhắc lại lời yêu cầu của Mỹ: tạm dừng bồi đắp đảo, xây dựng các công trình quân sự như các tiền đồn ở Biển Đông để "giảm bớt căng thẳng và tạo điều kiện cho những giải pháp ngoại giao. ". " Những tuyên bố của Trung Quốc về chương trình của mình, những hành động tiếp tục bồi đắp và xây dựng, không làm giảm bớt sự căng thẳng hoặc đưa đến một giải pháp ngoại giao có ý nghĩa xây dựng," ông nói thêm.
Một đường băng mới ở đảo Đá Vành Khăn trở thành một mối quan ngại đặc biệt với Philippines, nước đã đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế về những tranh chấp ở Biển Đông. Đường băng trên đảo sẽ cho phép Trung Quốc khả năng "liên tục" tuần tra trên Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nơi Philippines đã khám phá những mỏ dầu và khí đốt, ông Poling nói.
Ba đường băng trên những hòn đảo khi hoàn thành, cho phép Trung Quốc đe dọa tất cả các tuyến không lưu trên những đảo mà họ đã bồi đắp phi pháp trên biển Đông, điều đó trở lên đặc biệt nguy hiểm nếu Trung Quốc quân sự hóa các đảo này bằng những hệ thống phòng không hiện đại.
Những ảnh vệ tinh từ cuối tháng Sáu cho thấy Trung Quốc đã gần hoàn thành một đường băng 3.000 mét trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross). Những ảnh vệ tinh từ đầu năm nay cho thấy những hoạt động cải tạo trên rạn Subi đang hình thành một đường băng khác. Ông Poling cho biết những hình ảnh mới nhất gần đây cho thấy rõ ràng một đường băng gần như hoàn chỉnh đã được xây dựng tại Subi.
Trung Quốc đẩy mạnh bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông từ năm ngoái, bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ từ Washington. Khi được hỏi về việc xây đường băng trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào ngày 14/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên nhắc lại tuyên bố của Trung Quốc về "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với quần đảo Trường Sa và “quyền” thiết lập cơ sở quân sự ở đó.
Một góc đường băng đã hoàn chỉnh ở Đá Chữ Thập, 3.9.2015 - Ảnh: CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe
(Bài viết của Ben Blanchard tại Bắc Kinh; Biên tập bởi Jonathan Oatis và Christian Plumb, đăng trên Reuters)
Trịnh Thái Bằng theo QPAN