|
máy bay J11, phiên bản copy nolisence của Trung Quốc |
Nhưng dù sao thì việc sao chép này đã có ‘truyền thống’ rất lâu dù được phép hay không được phép từ Nga. Người ta ước tính rằng có đến 70% vũ khí khí tài của Trung Quốc mang tính sao chép, trong đó đa số là từ nguyên bản của Nga. Ngay đối với Tổ hợp tên lửa tiền nhiệm của S- 400 là S-300 của Nga cũng đã bị cho là Trung Quốc đã sao chép phần nào. Dưới đây, xin tổng hợp lại những thông tin thống kê (được phép) hoặc cho rằng (không được phép) Trung Quốc copy lại các sản phẩm vũ khi nguyên mẫu của Nga.
Bê gần nguyên các dòng sản phẩm máy bay của Nga
Máy bay Su 27 - J 11: Shenyang J-11 (JianJi-11 - Thẩm Dương J-11) là một loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 (gần như 4,5) của Không quân Quân giải phóng dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK. Ban đầu là một dự án hợp tác giữa Sukhoi và Công ty Máy bay Shenyang (Thẩm Dương), hiện nay nó được Trung Quốc tiếp tục cải tiến và phát triển, và đã được đem trang bị cho nhiều đơn vị Không quân Trung Quốc.
Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Nga về bản quyền để chế tạo 200 chiếc Sukhoi Su-27S trong nước năm 1996 và Nga sẽ đảm đương việc cung cấp hệ thống điện tử, ra đa và động cơ.
Đến năm 2006 thì thỏa thuận bị dừng vì Nga phát hiện Trung Quốc sao chép động cơ và công nghệ để làm ra một phiên bản khác là chiếc J-11. Tuy nhiên Trung Quốc đã tuyên bố là chính mình đã yêu cầu phía Nga dừng thỏa thuận vì không còn đáp ứng tiêu chuẩn của Trung Quốc.
J-11 được xem như một bản sao chế tạo không đăng ký giấy phép của chiếc Su-27 dù đã thay thế hệ thống điện tử và vũ khí trên máy bay bằng linh kiện kỹ thuật Trung Quốc.
Máy bay Su 33 - J 15: Shenyang J-15 (Thẩm Dương 15 ), là một loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, được phát triển bởi Shenyang Aircraft Corporation trang bị cho tàu sân bay của Không quân Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau vụ việc Su 27 và J-11, Nga không bán Su 33 cho Trung Quốc, tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng Trung Quốc vẫn mua được 1 chiếc nguyên mẫu từ bên thứ 3 và sự phát triển của J 15 là dựa trên Su 33 của Nga là điều rất nhiều nguồn tin đã khẳng định.
Tuy nhiên, dù J-15 được Trung Quốc khẳng định là tự phát triển và báo chí Phương Tây chỉ đồn đoán là bản sao mỗi khi Trung Quốc có bước tiến về công nghệ, đang gặp phê phán của giới chuyên môn vũ khí hàng không về vấn đề tải trọng trên tàu sân bay. Nếu J-15 mang 12 tấn vũ khí thì không thể nào cất cánh lên được từ tàu sân bay và nếu nạp nhiên liệu đầy thì nó lại chỉ có thể mang được hai tấn vũ khí. Bán kính tác chiến chỉ gói gọn trong phạm vi hết sức hạn hẹp là 120 km.
Máy bay Su 30 - J-16 : Đối với J 16, Trung Quốc chính thức công bố rằng đây là sản phẩm máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 do người Trung Quốc tự chế tạo, nhưng thực chất được giới chuyên gia cho rằng là sản phẩm nguyên bản từ nguyên mẫu Su -30 MK2 của Nga. Đối với người bình thường, xem 2 sản phẩm này cũng có thể nhận ra chúng rất “liên quan” đến nhau.
Không giống như kịch bản sử dụng khi thoát xác Su 27 thành J 11, người Trung Quốc đã cố gắng tự phát triển dựa trên nguyên mẫu mua đứt từ Nga nhưng cuối cùng sản phẩm lại vô cùng giống nguyên mẫu Su 30 của Nga nhưng tính năng lại không bằng rồi bị các chuyên gia cho là “đứa con nhân bản lỗi” của Su 30 MK2.
Một loạt máy bay khác
Đó là chưa kể đến ba trường hợp máy bay J khác từ những thập niên sâu của thế kỷ trước: J-6 dựa trên MIG 19 của Nga; J-7 dựa trên MIG 21; máy bay J-8, phát triển sau J-7, giống hình dáng giống Su 15 nhưng tính năng lại không bằng không bằng MIG 21.
Không chỉ sao chép vũ khí từ Nga, chiếc J-10, được coi là thành tựu tốt nhất của công nghệ sản xuất máy bay Trung Quốc cũng được cho là rất giống với F16 của Mỹ. Đến J-20, một sản phẩm được thổi phồng rùm beng của không quân Trung Quốc, các chuyên gia cũng cho rằng phải học hỏi của Nga – Mỹ rất nhiều và vẫn sử dụng động cơ của Nga. Còn J-31 thì giống F-22 và F-35 của Mỹ về hình dáng như lại sử dụng động cơ của Nga chế tạo.
Ngoài ra nữa, đối với dòng máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc cũng đều bị cho là dựa trên những chiếc máy bay Nga/Liên Xô: KJ 2000 bị cho là “mượn” thân hình của IL 76 mua của Nga, còn KJ 500 cũng dựa trên nền tảng của Y-9 , cũng do Antonov hỗ trợ (nâng cấp của Y-8, là bản sao của Antonov-12).
Đối với sản phẩm máy bay cảnh báo sớm, Nga cũng không bán dòng A-50 cho Trung Quốc, nhưng A-50 của Nga sử dụng thân hình IL-76. Trung Quốc không mua được A – 50, tự phát triển KJ-2000 nhưng cũng phải dựa trên thân hình IL -76.
Máy bay Tu 16- H6: Xian H-6 (Tây An H-6) là một loại máy bay được sản xuất theo giấy phép sản xuất của loại máy bay ném bom phản lực hai động cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô, nó được chế tạo phục vụ cho Không quân Trung Quốc.
Việc chuyển giao những chiếc Tu-16 cho Trung Quốc bắt đầu vào năm 1958, và tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp máy bay Tây An đã ký một hợp đồng thỏa thuận với Liên Xô để nhận được giấy phép sản xuất loại máy bay này vào thập niên 1950. Chiếc Tu-16 đầu tiên do Trung Quốc sản xuất hay "H-6" trong cách gọi của người Trung Quốc, bay lần đầu tiên vào năm 1959. Việc sản xuất được thực hiện tại nhà máy tại Tây An, với ít nhất 150 chiếc đã được chế tạo trong thập niên 1990. Hiện này người ta ước lượng Trung Quốc còn sử dụng khoảng 120 chiếc đã nâng cấp. (Còn tiếp)
Theo: VnMedia