Trung Quốc tung video tấn công giả định căn cứ Mỹ

Trung Quốc vừa tiến hành lễ kỷ niệm 70 kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II bằng một cuộc diễu binh hoành tráng với nhiều vũ khí hiện đại chưa từng biết đến và đại diện quân đội của nhiều nước tham gia. Phương Tây nhận định rằng đây là động thái mang tính chính trị cứng rắn. Nhưng chưa đủ.
Trung Quốc tung video tấn công giả định căn cứ Mỹ

Trung Quốc đang cố gắng ưỡn ngực và gồng cứng cơ bắp trong tuần vừa qua để chứng minh với thế giới rằng đây là một quốc gia rất cứng rắn trong khu vực. Họ công bố những tên lửa đạn đạo mới có thể tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ. Đại diện các lực lượng của PLA và các loại vũ khí hiện đại tham gia một cuộc diễu binh hoành tráng. Những chiến hạm của Trung Quốc đi qua vùng nước Alaska khi tổng thống Obama đang có chuyến viếng thăm tại đây.

Nhưng những điều đó vẫn còn quá khách sáo, trên mạng truyền thông đại chúng đã xuất hiện một tín hiệu cứng rắn hơn rất nhiều. Môt video clip, được phát hành tuần trước trên internet, tương tự như một video game Call of Duty trên steroid đã gây sốc mạnh với cư dân không gian ảo.

Video miêu tả quân đội Trung Quốc tấn công và tiêu diệt những phương tiện chiến tranh, được nhận biết rõ ràng là máy bay Mỹ và các công trình quân sự trong căn cứ. Những công trình và trang thiết bị quân sự được trang Foxtrot Alpha nhận xét là "có vẻ như căn cứ này giống như như một cơ sở quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa Nhật Bản."

Trang Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Council on Foreign Relations- CFR) nhận định: Kịch bản đưa ra tình huống vào năm 20xx một cách mơ hồ, những căng thẳng hàng hải đã dẫn đến cuộc tấn công vào một căn cứ không quân của Trung Quốc, nhưng giọng tường thuật hiếu chiến và cách mô tả cường độ cao của cuộc xung đột giả tưởng là vấn đế phải quan tâm. Trung Quốc thông báo ý định "phản kích toàn diện," bằng cách sử dụng tất cả sức mạnh quân sự để đạt được mục đích "hòa bình thông qua chiến tranh".

Đòn công kích đầu tiên được thực hiện bởi lực lượng tên lửa chiến lược số 2 với hàng loạt tên lửa đạn đạo Đông Phong, rõ nét là DF – 21D. Đòn tấn công tên lửa mặt đất được tăng cường uy lực bằng những tên lửa hành trình CJ-20 (LACMs) phóng từ máy bay ném bom mang tên lửa H-6.

Xe phóng tên lửa DF-15B phóng đạn

Đợt tập kích tên lửa rất thành công đã phá hủy căn cứ không quân và hạm đội hải quân, tất cả đều chỉ rất rõ là lực lượng quân đội Mỹ, trong video bao gồm các phương tiện không thể nhầm lẫn của Mỹ như một chiếc F-22 Raptor và một tàu sân bay tương tự như tàu sân bay lớp Nimitz.

Chiếc máy bay tàng hình, được cho là F-22 Raptor đang cố gắng cất cánh trong mưa đạn tên lửa.

Rất ít mệnh lệnh có thể nghe thấy được trong clip nhưng cũng đủ để hiểu rằng, những chỉ thị công kích nhằm vào các mục tiêu như các kho chứa nhiên liệu, các tuyến giao thông huyết mạch trên đảo và một chỉ thị về kế hoạch đổ bộ lực lượng đánh chiếm đảo.

Xe tăng và xe lội nước đổ bộ lên đảo

Một điểm nổi bật khác là trong video mô tả đòn tấn công từ tàu ngầm nguyên tử lớp Type -93, đợt không kích của các máy bay bản copy từ Su – 27 Flanker phiên bản hải quân, tiêm kích đa nhiệm J-15, cất cánh từ tàu sân bay Trung Quốc. Trong video còn có đoạn xe tấn công đổ bộ (AAVs) và tàu đệm khí đổ bộ (LCACs) chở binh lính và vũ khí trang bị Trung Quốc đổ bộ lên bờ trong giai đoạn cuối cùng của cuộc tấn công đảo. Video cũng miêu tả cảnh những máy bay tiêm kích đa nhiệm J-10, J-11, J-20 tàng hình có hình dáng tương tự như F-35 Joint Strike Fighter tham gia tấn công, phóng tên lửa và ném bom có điều khiển.

Máy bay tiêm kích của PLA phóng tên lửa

Sau năm phút hỏa lực dữ dội, với các khung cảnh chiến đấu gần như thực sự, bản thuyết minh tuyên bố"quân đội Trung Quốc chiếm thành công toàn bộ lãnh thổ của đảo; kẻ thù đã buộc phải đầu hàng. "Tất cả các cơ sở và vũ khí, phương tiện chiến tranh trên đảo theo mô phỏng video hầu như bị phá hủy và tiêu diệt toàn bộ, có vẻ rằng"kẻ thù"có rất ít lựa chọn, ngoài hạ vũ khí và Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát đảo. Cuối đoạn video là những lời động viên nhân dân Trung Quốc:

Trung Quốc là một đất nước hùng mạnh, đã dành chiến thắng trong các cuộc chiến sinh tử. Để đất nước được vững mạnh và an bình; chúng ta phải sẵn sàng đối mặt với những rủi ro và nguy hiểm của chiến tranh. Chúng ta hết lòng yêu chuộng hòa bình, nhưng phải chuẩn bị cho chiến tranh. Chúng ta khắc ghi và long trọng kỷ niệm 70 năm cuộc chiến tranh chống Nhật, đã dành được thắng lợi vẻ vang.

Toàn bộ video clip dài 6 phút, có tiêu đề là “Trận chiến đánh chiếm đảo – góc nhìn toàn cảnh về sức mạnh quân đội Trung Quốc” thực sự khoa trương và có ý đồ rõ ràng nhằm vào Mỹ. Những loại vũ khí hiện đại kỹ thuật số của Trung Quốc phá hủy các máy bay F-22 Raptors, loại máy bay chỉ có ở Mỹ. Họ cũng tấn công tiêu diệt tàu sân bay, thực sự tương tự như tàu sân bay lớp Nimitz. Cuối đoạn video clip là việc Trung Quốc khởi chiến thành công, đổ bộ lên đảo và đánh chiếm toàn bộ căn cứ quân sự đối phương.

Trước đó, Trung Quốc đã có một video clip mô tả quân đội PLA đánh chiếm dinh tổng thống Đài Loan, video lần này đánh dấu một trường hợp hiếm hoi, mô phỏng quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến với đối tượng là quân đội Mỹ.

Nhìn xa hơn nữa về những gì mà Trung Quốc đang thể hiện nhằm biểu dương lực lượng, video mô phỏng này gửi một tin hiệu hung hăng đến sửng sốt cho cộng đồng an ninh quốc phòng Mỹ.

Trung Quốc không chỉ có vũ khí trang bị, mà còn có cả quyết tâm và định hướng chiến lược. Bản video mô phỏng này có thể chỉ là giả thuyết nhưng cũng vô cùng thực tế về việc Trung Quốc muốn trải nghiệm những công nghệ mới nhất của họ

Một câu hỏi tự nhiên, ai đã thực hiện cái video clip điên rồ này? CFR nói nó có thể xuất phát từ lực lượng PLA, nhưng Foxtrot Alpha cho rằng công ty công nghệ Tencent có thể đã viết ra các games video tương tự như những hình ảnh trong clip.

Tác giả Lauren Dickey là nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và ứng viên Tiến sĩ ở bộ phận Nghiên cứu Chiến tranh thuộc trường King College London. Bà rất thông thạo tiếng Trung Quốc.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN