Tình hình Biển Đông mới nhất:

Trung Quốc muốn sửa đổi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển để có lợi cho riêng mình?

VietTimes -- Phán quyết của tòa trọng tài còn chưa đưa ra, nhưng một số nước đã triển khai các cuộc chiến về mặt dư luận, ngoại giao và pháp lý để tranh giành vai trò ảnh hưởng. 
Giáo sư Kim Xán Vinh, Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Internet Trung Quốc.
Giáo sư Kim Xán Vinh, Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Internet Trung Quốc.

Trang tin Người quan sát Trung Quốc ngày 19/5 đăng bài viết của giáo sư Kim Xán Vinh, Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc bàn về vụ kiện của Philippines và hành động bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Kim Xán Vinh  Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) ở Hague, Hà Lan sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines, kết quả phán quyết rất có thể bất lợi cho Trung Quốc. 

Theo ông ta, 5 thẩm phán của tòa trọng tài đã không chỉ “muốn quản”, mà còn “quản rất nhiều” đối với các vấn đề trong đơn kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc.

Ông ta cho rằng bất kể kết quả trọng tài thế nào, nếu có người cho rằng kết quả trọng tài sẽ làm thay đổi thực chất tình hình Biển Đông, buộc Trung Quốc phải tiến hành nhượng bộ “trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển” thì đó là cách nhìn nhận rất sai lầm.

Kim Xán Vinh tiếp tục luận điệu rằng "Trung Quốc được hưởng quyền lợi theo Điều 298 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), mặc dù các vấn đề trong đơn kiện của Philippines không đề cập đến chủ quyền".
 

Trung Quốc sắp phải đối mặt với phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc về vụ kiện Biển Đông của Philippines cùng các tác động quốc tế to lớn của nó. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.
Trung Quốc sắp phải đối mặt với phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc về vụ kiện Biển Đông của Philippines cùng các tác động quốc tế to lớn liên quan. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.

Ông ta tưởng tượng ra rằng "Philippines đã vi phạm Tuyên bố về Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), không thực sự thực hiện “nguyên tắc” đối thoại và tham vấn của DOC, làm xấu đi quan hệ Trung Quốc-Philippines và đẩy cao tranh chấp chủ quyền và quyền lợi biển giữa hai bên".

Kim Xán Vinh nói như vậy, nhưng đã quên rằng, Trung Quốc đã dùng sức mạnh trước, không cho Philippines các cơ hội để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển thông qua đàm phán song phương, thậm chí đã chiếm đoạt bằng sức mạnh đối với bãi cạn Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012. Đồng thời, Philippines rõ ràng đã kiện Trung Quốc trong những vấn đề khác, phù hợp với UNCLOS.

Theo Kim Xán Vinh, Philippines kiện Trung Quốc ở PCA về vấn đề Biển Đông là đã tính toán tới 3 nhân tố có lợi: Một là mặt trận lớn mạnh, bao gồm đội ngũ các luật sư quốc tế và các chuyên gia luật biển nổi tiếng. 

Philippines có động lực

Hai là giúp Philippines nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với một nước nhỏ yếu. Ba là, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, xuất phát từ mục đích chiến lược “kiềm chế Trung Quốc”, các nước phương Tây như Mỹ, Nhật Bản để cho Philippines nhận được nguồn lực sức mạnh mà nước nhỏ có thể tận dụng thông qua đối đầu quyền lực nước lớn. 

Gần đây, Trung Quốc ra sức tập trận bất hợp pháp ở Biển Đông để răn đe các nước và phản ứng với Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc. Đặc biệt, từ ngày 8 - 9/5/2016, biên đội 6 tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tuần tra, tập trận bất hợp pháp ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Trong hình là tàu khu trục Hợp Phì Type 052D thả xuồng máy tuần tra bất hợp pháp ở vùng biển quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân, Trung Quốc..
Gần đây, Trung Quốc ra sức tập trận bất hợp pháp ở Biển Đông để răn đe các nước và phản ứng với Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc. Đặc biệt, từ ngày 8 đến 9/5/2016, biên đội 6 tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tuần tra, tập trận bất hợp pháp ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Trong hình là tàu khu trục Hợp Phì Type 052D thả xuồng máy tuần tra bất hợp pháp ở vùng biển quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân, Trung Quốc..

Kết quả phán quyết vụ kiện Biển Đông do PCA đưa ra rất có thể có lợi cho Philippines. Phán quyết này rất có thể bao gồm nội dung trên một số phương diện sau:

Trước hết, phán quyết “đường chín đoạn” do Trung Quốc vẽ bậy ở Biển Đông và đòi hỏi “quyền lợi lịch sử” vô lý của Bắc Kinh thiếu căn cứ của luật biển quốc tế, chứ không phải đơn giản kết luận “đường chín đoạn” ở Biển Đông “không hợp pháp". 

Điều này có nghĩa là, tòa trọng tài hoàn toàn bác bỏ luận điệu của Bắc Kinh sử dụng cái gọi là “nguồn lịch sử” để áp đặt yêu sách chủ quyền và quyền lợi vô lý, phi pháp ở Biển Đông.

Thứ hai, phán quyết thuộc tính của các đảo đá do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông dựa trên luật biển. Phán quyết hoặc chỉ có vùng an toàn 500 m, hoặc chỉ có lãnh hải 12 hải lý, không thể đòi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Kim Xán Vinh cho rằng, PCA sẽ khó đưa ra phán quyết đối với đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Thứ ba, theo Kim Xán Vinh, nếu Tòa trọng tài đưa ra phán quyết về thuộc tính của bãi cạn Scarborough dựa trên luật biển “không phù hợp với sự thực (do Trung Quốc bịa đặt)”, rất có thể đưa đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) vào khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Khi đó, các hoạt động xây dựng ở đá Vành Khăn và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi Cỏ Mây trở nên “phi pháp”. 

Cuối cùng, tòa sẽ phán quyết, trước khi giải quyết tranh chấp, Trung Quốc cần chấm dứt các hành động ngăn chặn và xua đuổi Philippines đánh bắt cá và thực thi pháp luật ở vùng biển quần đảo Trường Sa, bao gồm việc Trung Quốc phải chấm dứt các hành động ngăn chặn ngư dân Philippines ở bãi cạn Scarborough. 

Qua đó, Kim Xán Vinh tưởng tượng, cho rằng, nếu kết quả phán quyết đúng như vậy thì nó sẽ “làm sâu sắc mâu thuẫn” giữa nguyên tắc luật biển quốc tế với khả năng áp dụng có hiệu quả, và sẽ “làm trầm trọng hơn tính xung đột” của luật biển quốc tế trong thực tiễn tư pháp toàn cầu. 

Ảo tưởng thay đổi  UNCLOS

Theo đó, hoặc thực tiễn tư pháp quốc tế của luật biển “cần đổi mới tiến bộ”, hoặc hệ thống luật pháp của UNCLOS “cần gấp bổ sung, sửa đổi và phát triển”. Nếu không, vụ kiện Biển Đông này sẽ trở thành “thất bại lớn nhất” kể từ khi UNCLOS có hiệu lực vào năm 1996 đến nay. 

Nếu tòa trọng tài đụng đến “đường chín đoạn”, “sự thực lịch sử” và “căn cứ pháp lý” trong phán quyết áp dụng như thế nào là một trong những “vấn đề quan trọng” của vụ kiện lần này, cũng là “thách thức to lớn” của cơ chế trọng tài luật biển quốc tế - Kim Xán Vinh nói. 

Tàu khu trục tiên tiến nhất Hợp Phì số hiệu 174 Type 052D của Hải quân Trung Quốc biên chế cuối năm 2015, tham gia cuộc tập trận trên Biển Đông, trong đó có khoa mục đối kháng tàu nổi-tàu ngầm. Nguồn ảnh: Tân Hoa xã, Trung Quốc..
Tàu khu trục tiên tiến nhất Hợp Phì số hiệu 174 Type 052D của Hải quân Trung Quốc biên chế cuối năm 2015, tham gia cuộc tập trận trên Biển Đông, trong đó có khoa mục đối kháng tàu nổi-tàu ngầm. Nguồn ảnh: Tân Hoa xã, Trung Quốc..

Trung Quốc mặc dù kiên trì yêu sách “đường chín đoạn” Biển Đông, nhưng chưa từng chính thức làm rõ tính chất pháp lý của “đường chín đoạn”. Tòa trọng tài nếu dựa trên tính mơ hồ của “đường chín đoạn”, phán quyết “đường chín đoạn” và “quyền lợi lịch sử” liên quan không phù hợp với nguyên tắc của UNCLOS, bị Kim Xán Vinh coi là “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Phán quyết của tòa trọng tài còn chưa đưa ra, nhưng một số nước đã triển khai các cuộc chiến về mặt dư luận, ngoại giao và pháp lý để tranh giành vai trò ảnh hưởng. 

Vụ kiện Biển Đông hiện nay vừa là cuộc chiến về mặt pháp lý, dư luận, vừa là một cuộc chiến ngoại giao “gian nan” – Kim Xán Vinh lo ngại. Dư luận phương Tây nhấn mạnh Trung Quốc cần phải hành xử như một “nước lớn có trách nhiệm” và dựa vào tính chất “thiêng liêng” của các quy tắc quốc tế để buộc Trung Quốc phải tuân thủ. 

Kim Xán Vinh buộc phải thừa nhận rằng, tuân thủ các quy tắc quốc tế là “lợi ích chiến lược” của Trung Quốc, nhưng ông ta lại lo tòa trọng tài “coi nhẹ tính phức tạp và tính lịch sử của tranh chấp chủ quyền”, nên Trung Quốc không thể “chấp nhận”. 

Ông ta đưa ra một số ví dụ như vụ kiện của Nicaragua đối với Mỹ năm 1982, vụ kiện đánh bắt cá voi Nam Cực của Australia đối với Nhật Bản năm 2011, cho rằng, cuối cùng, Mỹ và Nhật Bản đều không chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế. 

Nếu nói như ông Kim Xán Vinh thì Trung Quốc sẽ không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc, vậy thì Trung Quốc làm sao có thể xứng đáng là nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, chắc chắn không phải là một “nước lớn có trách nhiệm”. 

Kim Xán Vinh cho rằng pháp luật mãi mãi là “công cụ điều tiết quan hệ lợi ích giữa các nước”, sử dụng công cụ pháp lý “cuối cùng cần có sự phối hợp và ủng hộ của quan hệ ngoại giao và chính trị hợp pháp” mới có thể thực hiện có hiệu quả. Nói như vậy, Kim Xán Vinh có lẽ đã nghĩ rằng phán quyết của tòa trọng tài không công bằng, còn các công cụ ngoại giao và chính trị thì mới công bằng?

Theo Kim Xán Vinh, sử dụng vụ kiện trọng tài làm công cụ tấn công ngoại giao và chính trị để kiềm chế yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, buộc Trung Quốc chấm dứt các hành động xây dựng và đòi hỏi chủ quyền (vô lý), thì đã “vượt qua” mục đích ban đầu của tư pháp hóa tranh chấp Biển Đông. 

Từ ngày 8 - 9/5/2016, biên đội 6 tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tuần tra, tập trận bất hợp pháp ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Từ ngày 8 đến 9/5/2016, biên đội 6 tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tuần tra, tập trận bất hợp pháp ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Việt Nam.

Mục đích của Philippines khi khởi kiện Trung Quốc đương nhiên là để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển của Philippines, nhưng bản thân nội dung của vụ kiện không phải là một vấn đề chủ quyền, mà nó phù hợp với quy định của UNCLOS và thuộc quyền thụ lý của Tòa trọng tài PCA. Do đó, Trung Quốc rõ ràng cũng phải tôn trọng quyền lợi được hưởng theo UNCLOS của Philippines, chứ không chỉ muốn riêng mình được hưởng quyền lợi theo UNCLOS. 

Ngoài ra, Kim Xán Vinh còn nhận định, tranh chấp chủ quyền Biển Đông dù sao cũng chỉ là “một bộ phận” của ngoại giao láng giềng tổng thể của Trung Quốc. Việc (cái gọi là) “bảo vệ chủ quyền và sự ổn định” ở Biển Đông phải phù hợp với chiến lược phát triển và an ninh quốc gia tổng thể của Trung Quốc. 

Kim Xán Vinh nhấn mạnh, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc tranh đoạt cái gì đã quyết định “đối thủ” của Trung Quốc là ai. Vụ kiện trọng tài Biển Đông giúp cho Trung Quốc xem xét và theo đuổi chiến lược Biển Đông một cách sáng suốt, đúng đắn và lâu dài. 

Nói như Kim Xán Vinh thì đối thủ của Trung Quốc ở Biển Đông là ai không cần nói cũng đã rõ. Điều này càng cảnh báo cho các nước ven Biển Đông và cộng đồng quốc tế phải cảnh giác với tham vọng bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự dựa trên yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh trên Biển Đông.