|
Trung Quốc hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển Chatbot AI. Ảnh Tech Wire Asia |
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Chỉ riêng thành phố thủ đô Bắc Kinh đã có 1, 048 “công ty AI cốt lõi” tính đến tháng 10/2022, chiếm hơn 1/3 tổng số các công ty AI trong cả nước.
Có hơn 40, 000 nhân tài AI trong thành phố, theo một bài báo được công bố gần đây, con số này chiếm hơn 60% tổng số nhân tài năng cả nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Sách trắng, do Cục Kinh tế và Công nghệ thông tin thành phố Bắc Kinh xuất bản tuyên bố, thủ đô là một trong những thành phố hàng đầu Trung Quốc về các bài báo AI được xuất bản và số lượng các nền tảng đổi mới AI mã nguồn mở cấp nhà nước. Thống kê chính xác là có 10 trong số 24 nền tảng AI nằm trong thành phố Bắc Kinh. Bắc Kinh cũng có 30 trong số 100 tổ chức hàng đầu trên thế giới về số lượng bằng sáng chế trong lĩnh vực AI được cấp.
Ngay cả mô hình AI được đào tạo trước lớn nhất thế giới cũng đến từ Bắc Kinh. Mô hình AI xử lý ngôn ngữ lớn WuDao 2.0, do Học viện Trí tuệ Nhân tạo Bắc Kinh phát triển được công nhận với 1,75 nghìn tỷ tham số cho phép mô phỏng lời nói, đàm thoại, viết thơ, nhận thức hình ảnh và thậm chí tạo công thức nấu ăn. Học viện điều hành một cơ sở nghiên cứu do chính quyền thành phố Bắc Kinh và Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Một quan chức của Cục Kinh tế và Công nghệ Thông tin Thành phố Bắc Kinh cho biết: “Tập trung đẩy nhanh tiến trình xây dựng những ứng dụng sáng tạo AI, Bắc Kinh tích cực khám phá các mô hình và đường hướng mới để phát triển ngành công nghệ AI, đạt được những tiến bộ lớn trong đổi mới khoa học và công nghệ, ứng dụng tích hợp, xây dựng môi trường sinh thái và đổi mới thể chế.”
Với những thành quả đạt được của Bắc Kinh trong lĩnh vực AI, sách trắng nhấn mạnh, chính quyền địa phương sẽ “hỗ trợ các doanh nghiệp hàng đầu tạo ra một mô hình lớn, có thể so sánh với ChatGPT, xây dựng một khung mã nguồn mở, tạo bước đột phá trong sự phát triển của ngành Trí tuệ Nhân tạo.” Tài liệu cũng cho thấy, các cơ quan chính quyền địa phương đang ngày càng mở rộng những nguồn dữ liệu để sử dụng chatbot AI cho các mục đích chung, trong những lĩnh vực hướng dẫn dịch vụ công, tài chính, thuế và quản lý đô thị.
Nỗ lực của Trung Quốc tại ChatGPT
Chính quyền Trung Quốc duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ với các nội dung internet, thường chặn các trang web hoặc kiểm duyệt nội dung không phù hợp với Bắc Kinh. Nhưng ấn tượng là, ChatGPT không bị chặn chính thức ở Trung Quốc mà OpenAI không cho phép người dùng quốc gia này đăng ký. Đồng thời, trong hai tuần qua, những doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Trung Quốc công bố ý định tung ra các sản phẩm tương tự ChatGPT, tham gia cuộc chạy đua ứng dụng mô hình công nghệ AI do chatbot này gây ra.
Một số công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã công bố kế hoạch phát triển những phiên bản ChatGPT của doanh nghiệp như Baidu, Alibaba, JD.com và NetEase. Hầu hết những công ty công nghệ này dự kiến sẽ tung ra những phiên bản xem trước của mô hình AI tháng 3/2023.
Thực sự ấn tượng để biết chính xác sự phát triển của công nghệ AI ở Trung Quốc trong 2 năm qua trong bối cảnh các nhà quản lý Trung Quốc đã giám sát chặt chẽ những công ty công nghệ của quốc gia này, đưa ra những quy định chặt chẽ về những vấn đề như chống độc quyền và bảo mật dữ liệu.
Tình huống chính quyền ở Bắc Kinh bật đèn xanh cho công nghệ chatbot AI hứa hẹn vị thế của Trung Quốc trong cuộc chạy đua công nghệ toàn cầu, nhưng sự phát triển những ứng dụng chatbot AI, tương tự như Chat GTP của các công ty địa phương vẫn nằm dưới quyền giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước Trung Quốc.
Theo Tech Wire Asia