|
Tàu khu trục Anh quốc HMS Sheffield bị máy bay Argentina dùng tên lửa AM39 Exocet bắn cháy trong cuộc chiến Falksland. |
Điều này xuất phát từ một thực tế duy nhất không thể thay đổi: Trong mọi kịch bản chiến tranh, Bắc Kinh sẽ tác chiến với những tuyến hậu cần nội địa, trong khi Washington sẽ hoạt động bằng những kênh cung cấp bên ngoài khi xảy ra một cuộc xung đột.
Do đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ không chỉ nổ súng đầu tiên nhiều hơn trong mỗi cuộc chiến. Quan trọng hơn, họ có thể duy trì được khối lượng hỏa lực khổng lồ. Ngược lại, khi thời gian kéo dài, quân xanh [Hoa Kỳ] sẽ phải tác chiến trong điều kiện phải duy trì những tuyến tiếp tế dài và mong manh.
Trong chiến tranh Triều Tiên, các cuộc tấn công ban đầu của Trung Quốc khá thành công. Nhưng PLA đã vượt quá giới hạn năng lực tiếp tế hậu cần của mình và không thể đẩy lui lực lượng Liên Hợp Quốc khỏi bán đảo. Đây là lí do dẫn đến bế tắc trên vĩ tuyến 38. Trong cuộc xung đột đó, tuyến đường cung cấp hậu cần của PLA không ngừng bị không quân Hoa Kỳ nghiền nát. Điều này khiến quân đội Trung Quốc ở tiền phương phải chịu thiệt hại nặng nề. Cuộc thử lửa đó đã gây ấn tượng sâu sắc với Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc về tầm quan trọng của hậu cần quân đội.
|
Lính Trung Quốc và Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Tiên.
|
Hiện nay, có nhiều lý do để tin tưởng ràng Trung Quốc đã có thể di chuyển lực lượng một cách tinh vi và hiệu quả hơn. Đó không chỉ là bước để Trung Quốc có thể tấn công phủ đầu một cách tốt hơn, mà còn giúp duy trì được sức mạnh chiến đấu. Một bài báo gần đây trong tạp chí Nghiên cứu kinh tế quân sự của Trung Quốc được viết bởi hai giáo sư từ Đại học Quốc Phòng Trung Hoa đã làm rõ: Đây là cánh cửa cho tư duy chiến lược hiện tại về việc chuẩn bị hậu cần của quân đội Trung Quốc.
Bài báo trong tạp chí Nghiên cứu kinh tế quân sự Trung Quốc đề cập đến nghiên cứu về tính cơ động trong hậu cầu của Anh khi Chiến tranh Falklands* nổ ra (người Trung Quốc gọi là Chiến tranh Mã Đảo). Các chiến lược gia Trung Quốc đã nghiên cứu tất cả những khía cạnh của cuộc xung đột Falklands đặc biệt là chiến lược trên không, dưới biển và các cuộc đổ bộ. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh tới kích cỡ, sự huy động nhanh chóng và tính hiệu quả của hạm đội tàu buôn đã được tập hợp để sáp nhập vào lực lượng viễn chinh của Hải quân Hoàng gia Anh.
67 tàu buôn đã được cử đi cùng Hạm đội Anh. Con số này gần bằng số lượng tàu chiến được phái đi và chỉ chiếm hơn gấp đôi trọng tải. Các chiến lược gia Trung Quốc rất ấn tượng với lực lượng hạm đội lớn như vậy mà có thể huy động và tổ chức nhanh chóng chỉ trong hai ngày sau khi cuộc chiến nổ ra. Đồng thời, việc nhanh chóng nâng cấp cho các tàu buôn bao gồm việc lắp thêm các bãi đáp trực thăng, thiết bị tiếp tế trên biển, cũng hiện đại hóa các phương thức liên lạc và thiết bị cứu hộ. Theo các nhà phân tích quân sự Trung Quốc, thời gian trung bình cho việc nâng cấp đó chỉ diễn ra trong gần 72 giờ. Hơn 300 doanh nghiệp tư nhân đã được huy động để tham gia công việc mang tính quyết định này.
Các chuyên gia Trung Quốc ngạc nhiên về mọi khía cạnh từ việc chuẩn bị tỉ mỉ các chế phẩm cho đến dịch vụ bữa ăn được chế biến vô cùng công phu bởi hải quân Anh quốc. Các nhà nghiên cứu Trung Hoa cho rằng một phần thành công của kế hoạch hậu cần này là do Anh đã sớm ứng dụng tính toán bằng mô hình máy tính. Lý do khác cho sự thắng lợi của hạm đội Hoàng gia Anh là sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho cả những sự kiện bất ngờ. Năm 1978, London đã lập "Kế hoạch quân sự [cho một cuộc chiến giả định] của châu Âu" để huy động một hạm đội gồm 300 tàu buôn cho việc hỗ trợ các nhu cầu của NATO. Hơn nữa, các cuộc tập trận và hệ thống hậu cần của hạm đội Hoàng gia Anh được đánh giá là vô cùng nghiêm ngặt.
Thực tế, các nhà phân tích quân sự Trung Quốc đánh giá cao nhất chất lượng của nhân viên hậu cần Anh, cả về mặt đào tạo tới động lực công việc. Vào thời điểm đó [1978] những nhân viên hậu cần trong hệ thống của Anh đều trực tiếp lấy từ những cựu binh và tình nguyện viên. Không chỉ các cá nhân này tham gia cuộc tập trận 31 ngày/năm, lực lượng tàu buôn cũng được tập hợp để tham gia tập trận với các đơn vị hạm đội.
Các chuyên gia phân tích cũng đưa ra một chi tiết quan trọng khác là: dù không tham gia nghĩa vụ quân sự trực tiếp, nhưng lực lượng tham gia các cuộc tập trận hoặc những chiến dịch quân sự vẫn được nhận lương và trợ cấp. Hơn thế nữa, một cuộc thảo luận cũng được đưa ra để phân tích về một hệ thống có thể huy động nhân viên hậu cần trong vòng 12 giờ, 24 giờ hay 3 ngày khi có cần thiết. Tổng quan, các chuyên gia nhấn mạnh về sự cần thiết tạo ra một hệ thống hiệu quả đáp ứng "yêu cầu triển khai lực lượng khẩn cấp của Bộ Quốc Phòng".
Một số những cải cách tương tự đã được tiến hành tại Trung Quốc. Trong đó, có bốn khuyến nghị về việc tổ chức hậu cần đang được lưu ý hơn cả. Yếu tố đầu tiên là việc tăng cường tích hợp các yếu tố dân sự và quân sự trong việc xây dựng kế hoạch hậu cần. Tác giả của bài báo trong tạp chí Nghiên cứu kinh tế quân sự Trung Quốc cho rằng, mức độ liên kết dân - quân trong lĩnh vực hậu cần vẫn "thiếu sót, chưa đáp ứng nhu cầu của quân đội hay quan hệ tới thị trường kinh tế". Họ thúc giục thay đổi quan niệm trong vấn đề này [Thôi tiến tư tưởng quan niệm chuyển biến]. Lực lượng hậu cần quân sự tại Trung Quốc cần được tiếp cận và xây dựng một cách có hệ thống bài bản hơn. Các tác giả cũng kêu gọi Trung Quốc cần tiếp cận và xây dựng hậu cần quân sự một cách có hệ thống và bài bản hơn. Theo quan điểm của họ, Trung Quốc cần kỹ lưỡng hơn và chất lượng hơn với hậu cần quân sự [tế hóa, lượng hóa yếu cần].
Đề xuất thứ ba tập trung sâu vào yếu tố thời gian với việc áp dụng các phương tiện thông tin hiện đại nhằm hỗ trợ và huy động lực lượng nhanh chóng hơn. Không chỉ với các công cụ thông thường như đài phát thanh và truyền hình, mà cả những phương thức như liên lạc qua Wechat hay internet cũng được xem là một nền tảng để "truyền tải nhanh nhất các yêu cầu khẩn thiết của quốc gia". Điểm cuối cùng là đẩy mạnh các cuộc tập trận của lực lượng dự bị Trung Quốc đối với các nhiệm vụ về cả thời gian, chất lượng và con số các lực lượng tham gia. Tác giả bài báo kêu gọi, cần "trói chặt" lực lượng hậu cần với đội hình tấn công tương tự như mô hình của vương quốc Anh từ trường hợp Falklands.
Ở tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có lợi thế chiến lược là quốc gia này sẽ ở gần với bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào nào dọc theo lãnh hải của mình. Nên thực tế cơ bản về mặt chiến lược không thể bị các kỹ thuật mới loại bỏ. Với việc Trung Quốc đẩy mạnh hơn khả năng hỗ trợ hậu cần, Bắc Kinh đang có đòn bẩy để phóng chiếu sức mạnh như trong cuộc chiến Falklands, nhất là với các đối thủ yếu hơn.
Càng với khoảng cách địa lý gần, thì Trung Quốc càng có năng lực thiết lập sự thống trị về mặt quân sự. Những nước muốn loại bỏ cam kết quân sự của Mỹ trong khu vực, từ Biển Đông, Đài Loan cho tới Biển Hoa Đông hay bán đảo Triều Tiên, cần lưu tâm tới vấn đề hậu cần thường nhật mang yếu tố quyết định sống còn cũng như những sự chuẩn bị và sự thận trọng cần thiết.
*Chiến tranh Falklands (hay còn được gọi là Xung đột Falklands): Đây là một cuộc chiến kéo dài trong hơn 70 ngày giữa Argentina và Anh Quốc về sự tranh chấp lãnh thổ và quần đảo trên vùng biển phía Nam Đại Tây Dương.