Trung Quốc gây chuyện, các nước ven Biển Đông “sắp hàng” chào đón Mỹ

VietTimes – Trung Quốc, trong thời gian gần đây đang gấp rút hoàn thành các "tàu sân bay không thể đánh chìm" – các đảo nhân tạo, và quân sự hóa các đảo này trên biển Đông. Chiến lược ngăn chặn của Nhà Trắng là kêu gọi Bắc Kinh thực hiện phán quyết tòa án, đồng thời tổ chức liên minh khu vực.
Máy bay F-35 bay trên tàu sân bay Mỹ
Máy bay F-35 bay trên tàu sân bay Mỹ

Chính quyền Obama có thể đã bị chính Bắc Kinh bắt bài bằng việc đẩy nhanh tiến trình bồi đắp các đảo nhân tạo trên Biển Đông trong vài năm qua, bất chấp chính sách đối phó khá mờ nhạt của Nhà Trắng. Xu hướng sử dụng chủ nghĩa đa phương trong vấn đề ngăn chặn Trung Quốc đã không mang lại thành công nào đáng kể.

May mắn cho Washington, những đồng minh và đối tác trong khu vực đã hợp tác với  nhau để đối đầu với một Bắc Kinh ngày càng có những động thái lấn sâu, mở rộng và hung hăng hơn ở Biển Đông.

Kiến trúc an ninh của Washington ở châu Á hiện đang được hợp nhất lại khi các quốc gia Thái Bình Dương thận trọng chờ đợi phán quyết từ Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), dự kiến sẽ trở thành quyết định quốc tế chống lại những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.

Mối quan hệ hợp tác an ninh khu vực, hình thành chủ yếu bắt đầu từ quan hệ đối tác giữa hai nước Philippines và Việt Nam, ngày càng rõ nét hơn trong vai trò tiên phong của Nhật Bản với chính quyền cải cách Abe đã dần thành hiện thực.

Điều đó có nghĩa là, các nước nhỏ hơn đang đến với nhau dựa trên lợi ích chung của từng quốc gia, mặc dù không có sự điều phối trong vai trò lãnh đạo của Mỹ. Chủ nghĩa đa phương châu Á mới này có thể sẽ bền chặt trong tương lai vì nó không chỉ đơn giản là một phần và một khu vực trong chiến lược tái cân bằng lực lượng của Mỹ, mà là một phản ứng tự nhiên bắt nguồn từ những lợi ích chiến lược.

Sự miễn cưỡng của Tổng thống Obama trong việc tiến hành những hoạt động răn đe quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông nhằm vào Trung Quốc đã nhận được rất nhiều những chỉ trích, thậm chí trong cả cơ quan hoạch định chính sách. Thành viên của Quốc hội và giới quân sự Mỹ đã tỏ ra quyết liệt đòi hỏi những phản ứng mạnh mẽ hơn

Thượng nghị sĩ Paul Ryan và Marco Rubio đã kêu gọi Tổng thống phê duyệt một sự răn đe cứng rắn hơn từ phía lực lượng Hải quân, và đại diện của bang  Virginia  Randy Forbes đã tổ chức viết một lá thư gửi tới Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, trong đó bày tỏ lo ngại sâu sắc rằng "những thất bại liên tục nhằm ngăn chặn Bắc Kinh trong việc bồi đắp các đảo nhân tạo gần như đã hoàn thành của Trung Quốc ... có thể được hiểu như chấp nhận một sự đã rồi những hành vi gây mất ổn định của Bắc Kinh."

Đô đốc Harry Harris, tư lệnh trưởng lực lượng Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ đã tiến hành một chiến dịch được công bố công khai quyết liệt đối đầu với tiến trình bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông

Thượng nghị sĩ John McCain gần đây tuyên bố: “Nguy cơ dẫn đến sự ác cảm của các đồng minh và đối tác khu vực của Mỹ đối với Nhà trắng là hậu quả của một chính sách mù mờ khó hiểu, đáng báo động vì thiếu quyết đoán, thất bại trong việc ngăn chặn Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa bá quyền."

Các học giả và nhà phân tích cho rằng đã bắt đầu lan tỏa những tâm lý chiến tranh. Daniel Wei Boon Chua, một nhà nghiên cứu tại trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam tại Singapore, lập luận rằng chính sách của Mỹ hiện nay là "buộc các bên tranh chấp khu vực Đông Nam Á đến khu nghỉ mát để tự giúp mình và kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang lớn trong khu vực".

Chua chỉ ra rằng Việt Nam và Philippines đang tăng cường chi tiêu cho quốc phòng, định hướng nâng cao năng lực hải quân là bằng chứng cho thấy Washington đang gây nên một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á với tâm lý tự giúp mình . Hơn nữa, ông viết trên trang The National Interest, cho rằng Mỹ phải cương quyết duy trì hòa bình, bằng mọi giá phải thuyết phục các cường quốc khu vực như Úc và Nhật Bản "can thiệp" nhằm  khẳng định quyền lợi của mình trong việc đảm bảo ổn định an ninh khu vực.

Các nhà phê bình đã nhấn mạnh rằng chiến lược chủ nghĩa đa phương của ông Obama nhằm ngăn chặn Bắc Kinh rẻ hơn cách sử dụng sức mạnh Mỹ ở châu Á, nhưng thực tế trong khu vực hoàn toàn khác hẳn.

Các nước trên bờ Biển Đông đang chào đón sự hiện diện quân sự thường xuyên của Mỹ và xếp hàng đàm phán nhằm ký các thỏa thuận quốc phòng với Mỹ. Các nước châu Á cũng đang hình thành các liên kết an ninh và quan hệ đối tác chiến lược giữa các nước khác nhau trong một mạng lưới liên kết ngày càng tăng để tự vệ chống lại chiến lược bành trướng của Trung Quốc.

Những quốc gia tiên phong của hệ thống thành trì phòng thủ này có Nhật Bản, Philippine, Australia - những quốc gia đồng minh của Mỹ và chia sẻ lợi ích chung với Mỹ trong hệ thống quốc tế mở rộng.

Tương tự như Mỹ, các quốc gia này đang trong tình trạng cảnh báo ngày càng cao từ khả năng Trung Quốc sẵn sàng bỏ qua và cưỡng bức các quốc gia nhỏ hơn ở Biển Đông với mục đích củng cố yêu sách phi pháp đòi hỏi một vùng diện tích mặt nước rộng lớn.

Các nước lớn trong khu vực có được lợi ích từ việc giữ nguyên trạng biển Đông, trong đó có vấn đề bảo vệ tự do hàng hải và thương mại, đảm bảo chống lại sự thống trị của bất kỳ quốc gia nào khác ở Biển Đông.

Tháng  6.2015, Mỹ và Việt Nam đã ký Tuyên bố chung Tầm nhìn Quan hệ Quốc phòng, mở đường cho tiến trình hợp tác quân sự gần gũi hơn. Mỹ cuối cùng đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama gần đây.

Cũng trong tháng 3, Mỹ và Philippines ký kết một thỏa thuận để cho phép quân đội Mỹ đồn trú trong 5 căn cứ Philippines, theo quyết định tháng Giêng của Tòa án Tối cao Philippines, khẳng định tính pháp lý của Hiệp định Hợp tác Quốc phòng nâng cao (EDCA).

Những mối quan hệ quốc phòng vững chắc của các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực khiến tình hình trở nên tốt hơn. Tháng 11/2015 Philippines và Việt Nam, hai trong số các quốc gia chỉ trích thẳng thắn nhất việc Trung Quốc mở rộng những vùng ảnh hưởng ở Biển Đông, đã nâng mực quan hệ lên tầm đối tác chiến lược.

Trong đó, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, đặc biệt là các hoạt động chung trong thỏa thuận cách tiếp cận các khu vực trên Biển Đông, "tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực dựa trên cơ sở tăng cường ổn định an ninh hàng hải và chế độ an toàn hàng hải "phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong thời gian qua, Úc và Singapore đã ký kết nâng tầm quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện. Indonesia, Philippines và Malaysia nhất trí thỏa thuận tuần tra chung Biển Sulu, vùng nước giữa ba quốc gia.

Nhật Bản, đồng minh lâu năm của Mỹ cũng có những động thái năng động thúc đẩy các kiến trúc an ninh mạng song phương (hub-and-spoke) ở châu Á - Cấu trúc an ninh thành công nhất đã duy trì hòa bình châu Á từ khi kết thúc thế chiến II.  Năm 2015, Tokyo hình thành các quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia.

Gần đây, bắt đầu phục hồi lại các cuộc đàm phán cho một  thỏa thuận tứ giác quốc phòng tiềm năng, một liên minh hàng hải gắn kết các quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Một quan hệ an ninh như vậy sẽ là cầu nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, bảo vệ tự do hàng hải trên tuyến đường vận tải biển quan trọng nhất thế giới này và các vùng biển duyên hải các nước nhỏ hơn.

Mỹ cũng đã tiến hành ba chuyến hải hành trong Chiến dịch Tự do Hàng hải (FONOP) trên vùng biển Đông năm 2015. Tháng 10, tàu khu trục tên lửa USS Lassen, hải hành trong vòng 12 dặm qua vùng nước đảo nhân tạo Xu bi mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp cùng với hai máy bay trinh sát.

Tháng 1/2016, tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur, hải hành trong vùng 12 dặm cạnh đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa (Việt Nam), nơi Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Ngày 10/5, tàu khu trục tên lửa điều khiển USS William P. Lawrence,  hải hành trong khu vực 12 dặm của đảo Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc xây dựng một đường băng quân sự.

Mỹ cũng mở rộng tài trợ cho việc tăng cường nhận thức vùng miền hàng hải MDA cho các quốc gia Đông Nam Á ". Tháng 6.2015, Lầu Năm Góc thông báo về Sáng kiến an ninh hàng hải, một chương trình được tài trợ  425 triệu USD trong 5 năm nhằm nâng cao năng lực của các quốc gia trên biển Đông để giám sát và bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền.

Mỹ cũng đã phân bổ 42 triệu USD của khoảng viện trợ 50 triệu USD đến Philippines, đồng minh chính của Mỹ ở Biển Đông nhằm nâng cao năng lực kiểm soát biển của quốc gia này. Các quan chức Nhà Trắng cho rằng mức độ viện trợ sẽ tăng cường trong vài năm tới.

Tòa Thường trực của Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) dự kiến sẽ đưa ra một phán quyết trong thời gian gần đây nhất. Phán quyết này, dự kiến sẽ có lợi cho Philippines bằng việc loại bỏ tuyên bố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết này được cho là sẽ có tác động sâu sắc đến các quốc gia có yêu sách liên quan, đặc biệt là Philippines, vốn khởi động vụ kiện này vào năm 2013, trong khi Trung Quốc tuyên bố kiên quyết bác bỏ thẩm quyền của ITLOS.

Sự kiện này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh của luật pháp quốc tế: về lý thuyết, tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật, nhưng Tòa Thường trực Trọng tài (PCA) không có phương tiện quyền lực nào để buộc các quốc gia phải thực hiện theo thẩm quyền.

Phán quyết Biển Đông sẽ là một phép thử để nhìn nhận, liệu Bắc Kinh có sẵn sàng hành động phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn pháp lý quốc tế hay không.

Trung Quốc phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: hoặc quyết liệt cố thủ bảo vệ những tuyên bố cực đoan của mình, làm gia tăng tình trạng căng thẳng, hoặc thỏa hiệp và đồng thuận nhằm ủng hộ các trọng tài ITLOS, điều đó khiến Bắc Kinh mất mặt trong nước và vị thế nước lớn với một vài đối tác ở nước ngoài

Câu hỏi quan trọng là: Liệu Washington và Bắc Kinh có thể đi đến một sự hiểu biết mà theo đó Trung Quốc đồng ý tôn trọng trọng tài quốc tế và không mất mặt?

Giải quyết hòa bình các yêu sách đòi hỏi của kẻ đang tranh cãi cần phải tìm ra giải pháp giữ thể diện cho đối phương. Theo truyền thống, Trung Quốc nhiều khả năng hợp tác với các cường quốc như Mỹ khi quốc gia này bị đẩy đến tình trạng phải xuống nước, hơn là bị  chỉ đích danh và mất mặt trên trường quốc tế.

Một ví dụ điển hình vào năm 2001, khi máy bay tuần thám Mỹ EP-3 va chạm với máy bay tiêm kích J-8 của Trung Quốc trên không trung, làm một phi công Trung Quốc thiệt mạng, sự leo thang căng thẳng nhanh chóng nguội đi khi Tổng thống Bush công khai bày tỏ sự hối tiếc về cái chết của vieen phi công. 

Sự thỏa hiệp này dẫn đến việc Trung Quốc thả 24 quân nhân thuộc phi hành đoàn, cho phép Trung Quốc giữ thể diện mà không tỏ ra nhượng bộ trước áp lực của Mỹ. Washington cần phải sử dụng chính sách đối ngoại giữ thể diện tương tự để khuyến khích các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA.

Trong tình huống Bắc Kinh không phục tùng phán quyến của trọng tài quốc tế, Washington vẫn còn có thể hành động trên vị thế sức mạnh và sử dụng liên minh, những quan hệ đối tác chiến lược gây áp lực lên Trung Quốc nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình trên Biển Đông.

Mỹ vẫn giữ được lựa chọn cân bằng lực lượng trong hợp tác chiến lược với phần lớn các quốc gia Biển Đông chống lại những hành động khiêu khích của Trung Quốc. Điều này có thể hỗ trợ củng cố thiết chế an ninh trật tự do Mỹ lập lên tại châu Á.

 Nguy cơ xung đột rất cao, nhưng khả năng điều hướng một giải pháp hòa bình sẽ cao hơn nếu Mỹ có thể thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á phát biểu phù hợp với chiến lược đặt ra, quyết liệt giữ nguyên phán quyết của ITLOS, bất cứ đó là quyết định nào của tòa. Trung Quốc đã chia tách Brunei, Campuchia, Lào với ASEAN. Các quốc gia này tiếp nhận ảnh hưởng của Bắc Kình cùng  với các gói viện trợ và casc dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong khi đó Washington vẫn duy trì hệ thống rộng rãi các mối quan hệ bền chặt của các liên minh và quan hệ đối tác với các nước khác. Phát triển mạnh ưu thế này sẽ khiến Trung Quốc trở thành đơn độc và mất mặt trên trường thế giới do bác bỏ luật pháp quốc tế.

* Tác giả Hunter Marston làm việc tại Viện nghiên cứu chính sách ở thủ đô Washington, DC, viết bài thường xuyên về Đông Nam Á và chính sách đối ngoại của Mỹ.

TTB