Trung Quốc: COVID-19 lây lan, giá thuốc hạ sốt và khẩu trang tăng chóng mặt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Dịch bệnh hiện lây lan mạnh ở nhiều nơi Trung Quốc trong bối cảnh chính phủ bãi bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch. Truyền thông Trung Quốc đã phản ánh tình trạng dịch lây lan, khan hiếm thuốc, khẩu trang...  
Tình trạng khan hiếm thuốc hạ sốt, thuốc cảm xuất hiện nhiều nơi ở Trung Quốc. Trong ảnh: một hiệu thuốc thông báo không có thuốc bán (Ảnh: Guancha).
Tình trạng khan hiếm thuốc hạ sốt, thuốc cảm xuất hiện nhiều nơi ở Trung Quốc. Trong ảnh: một hiệu thuốc thông báo không có thuốc bán (Ảnh: Guancha).

Làn sóng dịch có thể đạt đỉnh sau dịp Tết Quý Mão

Sau khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, tình trạng lây nhiễm quy mô lớn và tình trạng thiếu nguồn lực y tế đã xảy ra ở Bắc Kinh và nhiều nơi khác. Ông Tăng Quang, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm nói không nên quy kết nguyên nhân là do chính phủ nới lỏng, nhưng thừa nhận xét từ góc độ y tế cộng đồng, công tác chuẩn bị chưa đủ mức và chỉ ra rằng dịch bệnh đã vượt quá dự đoán của các chuyên gia y tế công cộng. Nhiều chuyên gia ước tính rằng dịch bệnh sẽ đạt đến đỉnh điểm lây nhiễm trong khoảng một tháng nữa và dự kiến ​​​​sẽ bước vào trạng thái bình thường vào mùa xuân năm tới. Tuy nhiên, cũng có một số lãnh đạo của các bệnh viện tuyến đầu cho rằng dịch hiện nay mới chỉ bắt đầu bùng phát và “ít nhất sẽ phải trải qua 4-5 đợt”.

Ông Tăng Quang phát biểu qua video tại "Diễn đàn về Sinh mạng và Sức khỏe thường niên của Thời báo Hoàn cầu năm 2023" tổ chức hôm 15/12 rằng “lựa chọn nới lỏng (phòng chống dịch bệnh) không chỉ phụ thuộc vào y tế cộng đồng”.

Ông Tăng Quang phát biểu về tình hình dịch COVID-19 tại Diễn đàn về Sức khỏe và Sinh mạng do Thời báo Hoàn cầu tổ chức (Ảnh: TBHC).

Ông Tăng Quang phát biểu về tình hình dịch COVID-19 tại Diễn đàn về Sức khỏe và Sinh mạng do Thời báo Hoàn cầu tổ chức (Ảnh: TBHC).

Về sự gia tăng mạnh của tình hình dịch bệnh hiện nay, Tăng Quang cho rằng nguyên nhân không thể do nới lỏng, nhưng ông thừa nhận đã vượt quá dự đoán của các chuyên gia y tế công cộng và việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh là không thực tế nữa. Tuy nhiên, ông nói tình hình chung vẫn có thể kiểm soát được và cho rằng COVID-19 cuối cùng sẽ được coi là bệnh truyền nhiễm loại C và được theo dõi.

Tăng Quang nói đặc điểm hiện nay là dịch ở miền bắc nghiêm trọng hơn, đang lan từ bắc xuống nam, từ thành phố lớn đến thành phố vừa và nhỏ, từ miền đông sang tây. "Tôi nghĩ sau quá trình này sẽ bước vào mùa xuân; đến lúc đó tình hình sẽ ngày càng tốt hơn”.

Các quan chức các nơi ước tính rằng đợt cao điểm đầu tiên ở tỉnh Sơn Đông dự kiến ​​​​sẽ vào tháng 1/2023; ở tỉnh Giang Tây sẽ đến vào cuối tháng 12 năm nay và đầu tháng 1 năm sau và đỉnh dịch vào khoảng Tết Quý Mão .

Dựa trên nghiên cứu và phán đoán của các chuyên gia phòng chống dịch bệnh như Lương Vạn Niên, Tăng Quang, Trương Bá Lễ, Lý Lan Quyên, Trương Văn Hồng… Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh kết luận rằng dịch bệnh ở Trung Quốc có thể đạt đến đỉnh điểm trong khoảng một tháng nữa; sau đỉnh điểm từ tháng 1 đến tháng 2, tình hình dịch bệnh dự kiến ​​sẽ đi vào trạng thái bình thường khi bước vào tiết xuân ấm áp.

Biến chủng Omicron đang lây lan mạnh ở khắp Trung Quốc (Ảnh: Yicai).

Biến chủng Omicron đang lây lan mạnh ở khắp Trung Quốc (Ảnh: Yicai).

Về cách điều trị các triệu chứng, Lianhua Qingwen Capsules (viên nang Liên Hoa Thanh Ôn) đang rất được chuộng và trở nên khan hiếm, giá tăng chóng mặt. Tuy nhiên, CNA dẫn lời một bác sĩ giấu tên nói bệnh viện không khuyên dùng: "một số người khăng khăng mua chúng và chúng tôi bán chúng, nhưng không muốn họ dùng những loại thuốc cổ truyền Trung Quốc này vì gây tổn thương gan."

Tranh mua thuốc hạ sốt ngoại nhập, giá cao gấp 9 lần bán ở nước ngoài

Theo trang Guancha ngày 17/12, gần đây ở Trung Quốc xuất hiện tình trạng khan hiếm thuốc hạ sốt, nhiều người bắt đầu tìm mua thuốc ở nước ngoài. Các phóng viên của tờ Ycai (Đệ nhất Tài Kinh) qua tìm hiểu biết được rằng thuốc hạ sốt bán ở các gian hàng online nước ngoài trên một số nền tảng cũng đã không còn; một số gian hàng đã để chế độ bán hàng có giới hạn về thời gian và số lượng. Nhiều thương nhân chuyên làm đại lý bán hàng ngoại nhập cũng đã tăng giá thuốc hạ sốt, hiện tại giá các loại thuốc hạ sốt nhập khẩu rất hỗn loạn, chênh lệch giá cùng một loại thuốc cao nhất tới 9 lần.

Tuy nhiên, cho dù đó là mua qua đại lý hay đặt mua trực tiếp ở nước ngoài cũng đều mất hơn một tuần thuốc mới về đến Trung Quốc. Các chuyên gia khuyên nên chuẩn bị thuốc hợp lý, không nên sử dụng các nền tảng mua sắm ở nước ngoài để tích trữ quá nhiều thuốc hạ sốt một cách mù quáng.

Vợ chồng Lâm Thâm sống ở Thượng Hải, đứa con thứ hai của họ mới chào đời được vài tháng, do ở Trung Quốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ em rất khó nên đã nhờ người thân ở Australia mua Panadol, một loại thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ em ở địa phương. "Người thân ở Australia đã đến hiệu thuốc để mua. Có lẽ là thuốc bị hạn chế theo toa nên họ chỉ có thể mua hai hộp mỗi lần và đã giúp chúng tôi mua bốn hộp."

Thuốc hạ sốt Ibuprofen đang khan hiếm và tăng giá chóng mặt ở Trung Quốc (Ảnh: QQ).

Thuốc hạ sốt Ibuprofen đang khan hiếm và tăng giá chóng mặt ở Trung Quốc

(Ảnh: QQ).

Khi người thân gửi thuốc qua đường bưu điện, Lâm phải trình căn cước khi nhận. Lâm nói anh cảm thấy quy trình mua và vận chuyển thuốc ở nước ngoài khá nghiêm ngặt. Tuy nhiên, anh phát hiện ra loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ em này đã xuất hiện đầy trên mạng bán hàng online và cảm thấy rất khó hiểu, tại sao các đại lý lại có thể mua được nhiều như vậy.

Panadol còn gọi Piridine có chứa acetaminophen, v.v. Đây là loại thuốc thường được sử dụng ở nước ngoài để chữa cảm lạnh, sốt, nhức đầu và đau cơ. Phóng viên phát hiện ra rằng trên cửa hàng chính thức hàng đầu của Mannings trên Taobao, tuyên bố rằng việc bán Piridine (dành cho người lớn) của họ là cùng một sản phẩm với cửa hàng ở Hồng Kông và loại thuốc này hiện đã bán hết.

Một cửa hàng khác của Mannings trên Taobao, áp dụng phương pháp cung cấp Piridine hạn chế hàng ngày (dành cho người lớn, của nhà sản xuất Tây Ban Nha), bắt đầu từ 10h00 sáng và 16h00 chiều, mỗi người dùng chỉ được mua một hộp. Nhân viên dịch vụ khách hàng của cửa hàng nói rằng thường có thể được mua sau khi mở bán. Thuốc dự kiến ​​​​sẽ đến tay người dùng từ Hồng Kông sau khoảng 7 đến 15 ngày làm việc; tuy nhiên thuốc hạ sốt cho trẻ em đã hết hàng.

Trong một cửa hàng nhượng quyền kinh doanh thuốc của Nhật Bản trên JD.com, phóng viên phát hiện ra rằng Ibuprofen trong cửa hàng chỉ có loại hàm lượng 75mg, hộp 48 viên với giá là 218 NDT/hộp; các loại hàm lượng thấp giá rẻ hơn đều đã hết hàng. Hiện tại cửa hàng không có thuốc hạ sốt cho trẻ em, bộ phận chăm sóc khách hàng cho biết không rõ sắp tới có hay không.

Nếu khách mua loại thuốc Ibuprofen 218 NDT/hộp, bộ phận chăm sóc khách hàng cho biết thuốc sẽ được gửi từ ngày 21/12 trực tiếp từ Nhật Bản qua đường bưu điện và dự kiến ​​sẽ giao cho người mua sau 10 đến 12 ngày. "Hiện tại không có giới hạn mua, một người có thể đặt nhiều đơn."

Ông Hà đang làm việc ở New Zealand kể với phóng viên Yicai: "Cuối tháng 11, bố mẹ tôi ở Quảng Châu gửi một tin nhắn WeChat, nhờ tôi gửi cho họ một số loại thuốc. Khi đó, bố mẹ tôi đã đi khắp các hiệu thuốc mà không mua được". Ông nói rằng gửi thuốc từ New Zealand về Quảng Châu mất khoảng hơn 10 ngày, nếu chậm thì mất khoảng 25 ngày. Ông trước đó đã gửi một ít Paracetamol và mất khoảng ba tuần.

Do dịch lây lan, shipper giao hàng đang là nghề ăn nên làm ra ở Bắc Kinh (Ảnh: Creaders).

Do dịch lây lan, shipper giao hàng đang là nghề ăn nên làm ra ở Bắc Kinh

(Ảnh: Creaders).

Ngày 16/12, theo danh mục thuốc mà ông Hà cung cấp cho phóng viên, 2 hộp khẩu trang N95, 2 hộp viên nang kháng virus, 1 hộp keo ong, 2 hộp viên sủi vitamin C, 1 nhiệt kế, 5 hộp test kháng nguyên, tổng cộng chỉ 21,2 đô la New Zealand, tức khoảng 94,26 NDT.

"Giá không thay đổi nhiều so với lúc thường. Một số sản phẩm còn có giá ưu đãi đặc biệt, chẳng hạn như nhiệt kế điện tử có thể được giảm giá nếu mua 2 chiếc, khoảng 14,99 đô la New Zealand. Hộp Panadol 50 viên khoảng 8,49 đô la New Zealand (37 NDT), Brufen (ibuprofen) cũng được giảm giá. Nhưng ông Hà nói các hiệu thuốc địa phương ở New Zealand hiện tại không thiếu thuốc, nhưng nghe bạn bè ở Australia nói rằng thuốc hạ sốt đã rất khan hiếm và một số hiệu thuốc đã hạn chế bán. Nhân viên bán hàng nói đã nhận được thông báo nói Australia không cho gửi thuốc Panadol về Trung Quốc.

Người Trung Quốc đang đua nhau nhờ họ hàng và bạn bè ở nước ngoài gửi thuốc về nước, điều này không chỉ liên quan đến tình trạng thiếu thuốc hạ sốt ở Trung Quốc mà còn liên quan đến tình trạng chênh lệch giá cao gấp 9 lần giữa giá mua trực tiếp ở nước ngoài gởi về với giá mua trên các nền tảng thương mại điện tử trong nước.

Lấy Panadol trong một cửa hàng thuốc nước ngoài trên JD.com làm ví dụ, giá là 168 NDT/ hộp 24 viên 500mg của nhà sản xuất là GSK. Bộ phận chăm sóc khách hàng cho biết sản phẩm được vận chuyển từ Hồng Kông và dự kiến ​​sẽ nhận được hàng sau 20 đến 40 ngày kể từ ngày mua cộng thêm phí vận chuyển là 30NDT.

Dòng người xếp hàng mua thuốc Liên Hoa Thanh Ôn tại một hiệu thuốc ở Thượng Hải (Ảnh: Shutterstock).

Dòng người xếp hàng mua thuốc Liên Hoa Thanh Ôn tại một hiệu thuốc ở Thượng Hải (Ảnh: Shutterstock).

Phóng viên được biết từ những người sống ở Pháp giá Panadol 500mg loại 60 viên/hộp của cùng một nhà sản xuất là 10,14 euro, tương đương khoảng 75 NDT. Điều đó có nghĩa là, giá mua tại Pháp cùng một loại thuốc là khoảng 1,25 NDT/viên. Ở Hà Lan, mua Panadol của GSK loại 500mg hộp 20 viên rẻ hơn với giá 1,99 euro, tương đương khoảng 14,8 NDT, giá chỉ 0,74 NDT/viên.

Người sống ở Pháp này cũng giới thiệu Doliprane, một loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng tại địa phương, có giá 2,18 euro (loại 1000mg hộp 8 viên) tại Pháp, tương đương khoảng 16,12 NDT. Phóng viên phát hiện ra giá của loại thuốc này bán trên JD.com là 160 NDT, chênh lệch với giá bán ở Pháp cao gấp 9 lần, nhưng hiện đã hết hàng.

Cam Nhuệ, người đã định cư tại Mỹ năm 2013, gần đây cũng đang giúp người nhà mua các loại thuốc có liên quan, chủ yếu là Advil, Tylenol và vitamin, tất cả đều mua tại siêu thị Costco và phải mất hai đến ba tuần mới gửi về đến Trung Quốc. Thành phần chính của Advil là Ibuprofen, hộp 240 viên, giá mua là 219 NDT; thành phần chính của Tylenol là acetaminophen, hộp 325 viên, giá mua cũng là 219 NDT. Hiện tại hai loại thuốc trên cũng có thể mua được ở JD.com, nhưng với giá đắt gấp đôi.

Khẩu trang N95 khan hiếm và tăng giá chóng mặt (Ảnh: CW).

Khẩu trang N95 khan hiếm và tăng giá chóng mặt (Ảnh: CW).

Khẩu trang N95 tăng giá gấp 6 lần sau 9 ngày

Trang Yicai ngày 17/12 cho biết, khẩu trang vốn đã trở thành vật dụng thiết yếu hàng ngày trong 3 năm qua nay bỗng trở nên khan hàng, kéo theo đó là giá cả tăng chóng mặt, một chiếc khẩu trang N95 vốn giá khoảng 1 NDT nay được bán với giá 5 - 6 NDT.

Với số lượng người nhiễm COVID-19 ngày càng tăng ở nhiều nơi và sự hiểu biết mới của công chúng về tác dụng chống dịch của khẩu trang, giá khẩu trang N95 đang đối mặt với một đợt tăng chóng mặt. Không chỉ tăng giá hơn gấp đôi mà còn xảy ra tình trạng hết hàng trên thị trường, một số nhà cung cấp than thở rằng dường như đã trở lại trạng thái của Tết Nguyên Đán 2020. Tuy nhiên, khác với năm 2020, năng lực sản xuất và kênh bán khẩu trang trong những năm gần đây đã khác. Theo thông tin từ Qichacha, có hơn 700.000 công ty đã được thành lập trong ba năm qua trong phạm vi kinh doanh có “khẩu trang” và gần 100.000 công ty trong số này đã được thành lập trong vòng ba tháng qua.

Cơ quan quản lý cũng đang tích cực đưa ra nhiều biện pháp bình ổn giá vật tư phòng chống dịch. Ngày 9/12, Cục quản lý thị trường Quốc gia đã ban hành "Thư cảnh báo thận trọng về giá và trật tự cạnh tranh các vật liệu liên quan đến dịch bệnh".

"Tôi muốn mua một số khẩu trang N95 để gửi về quê, nhưng tôi đã chạy khắp các hiệu thuốc đều không tìm thấy. Giá mua qua mạng cơ bản là 4 hoặc 5 tệ mỗi chiếc, tôi cảm thấy rằng giá cả khá loạn". Trần Khưu, một cư dân Thượng Hải nói với phóng viên Yicai, giá khẩu trang trên thị trường hiện đã làm thay đổi nhận thức của anh.

Trần Khưu nói, gần đây dịch bệnh hoành hành, nhiều người xung quanh bị nhiễm, anh nghe các chuyên gia nói N95 có tác dụng bảo vệ tốt hơn nên cũng bắt đầu chuyển sang dùng khẩu trang N95. Vì ở nhà không có nhiều nên anh ấy muốn mua dự phòng gửi về, sau khi tìm kiếm trên mạng thì thấy hộp 60 chiếc khẩu trang N95 mà anh thường dùng được bán với giá 288 NDT, tính ra 4,8 tệ/ chiếc.

Phóng viên đã xin ý kiến ​​của một người bán buôn vật tư chống dịch với tư cách là người mua, người này cho biết mua sỉ được bán theo hộp, giá “hiện khoảng 4 tệ, nhưng không có hàng nên phải đợi". Không chỉ vậy, người này còn nhấn mạnh rằng giá nguồn nguyên liệu đã tăng gấp 7 lần và họ cũng không chắc chắn về tình trạng nhập hàng trong tương lai: "Hiện không có hàng, cũng không biết nhãn hiệu nào sẽ có vào lúc đó, các thông số kỹ thuật sẽ khác."

Khi phóng viên tìm kiếm khẩu trang N95 trên các nền tảng thương mại điện tử lớn, thấy rằng giá của N95 kiểu móc tai trên nhiều nền tảng là khoảng 5 tệ, 275 NDT/hộp 50 chiếc, tương đương 470 NDT/100 cái. Thương hiệu mà Trần Khưu đã mua có giá tới 70 tệ/10 chiếc.