Nhà báo nổi tiếng David Ignatius của Washington Post đã chỉ ra mức độ mất mát của Trung Quốc trong vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc về yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ignatitus lưu ý rằng trong khi phần lớn thế giới đều cho rằng Trung Quốc sẽ bị bác bỏ một số điểm, nhưng không ai ngờ được rằng Trung Quốc lại thất bại nặng nề như vậy. “Trật tự thế giới dựa trên luật pháp” đã ghi điểm. Nhưng theo National Interest, điều gì sẽ diễn ra tiếp theo mới là điểm quan trọng. Và rõ ràng, Trung Quốc chắc chắn sẽ trả đũa.
Tuy nhiên như Ignatius chỉ ra, ít nhất ở thời điểm này, trong khi Bắc Kinh chỉ mới chỉ lớn tiếng phản đối và có vẻ hài lòng với việc “khoe ảnh” máy bay ném bom ném bom chiến lược H-6K bay trên khu vực có thể sẽ trở thành dự án bồi lấp, xây đảo phi pháp tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông - bãi cạn đang tranh chấp nóng Scarborough.
Theo National Interest, Trung Quốc hiện vẫn chưa sẵn sàng để trả đũa, ít nhất là ngay thời điểm này. Nhưng đến tháng 9 tới, thời cơ có lẽ sẽ không bao giờ tốt hơn cho một phản ứng dữ dội nhất (từ phía Trung Quốc) mà thế giới thậm chí không ngờ tới.
Chuyên gia về chính sách quốc phòng Harry J. Kazianis nhận định, Hội nghị thượng đỉnh G20 cùng với cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ sẽ là thời điểm diễn ra các rắc rối ở châu Á. Tại sao Trung Quốc lại phải trì hoãn sự trả đũa cho tới lúc đó? Theo ông Kazianis, bởi vì đây thời cơ cho một phản ứng mạnh mẽ, ít nhất là về phương diện ý nghĩa chiến lược, là cực kỳ lý tưởng.
Hãy nhớ rằng, Trung Quốc sẽ là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới từ ngày 4-5/9 ở Hàng Châu. Luôn tìm cách nâng cao vị thế của mình như một siêu cường đang trỗi dậy cũng như đóng vai một quốc gia đối tác cuối cùng và không bao giờ gây rối trước, Trung Quốc sẽ theo đuổi cẩn thận kịch bản ở Biển Đông, với rất nhiều những cuộc hội đàm nảy lửa và những tín hiệu cứng rắn nhưng không có những bước leo thang căng thẳng trong thời gian này.
Trung Quốc sẽ không muốn mạo hiểm bất kỳ điều gì ở cuộc họp uy tín này – nhất là một kịch bản có thể vượt xa những điều có thể xảy ra khi gây ra căng thẳng ở châu Á. Tại sao Trung Quốc phải làm con thuyền chao đảo và mất mặt? Đơn giản đây không phải là thời điểm để tranh cãi vặt. Ông Kazianis cho rằng Trung Quốc có mọi động cơ để giữ lửa ở Biển Đông cho đến tận sau Hội nghị thượng đỉnh G-20.
Có rất nhiều kịch bản và lí do cho lập luận rằng Trung Quốc đang đợi đến thời điểm thích hợp để trả đũa. Theo chuyên gia Kazianis, sẽ không có thời cơ nào tốt hơn để gây rắc rối ở Biển Đông, vào thời điểm khi Mỹ - nước duy nhất có thể ngăn chặn Trung Quốc gây rắc rối- bị xao nhãng bởi cuộc bầu cử Tổng thống. Mỹ, cũng như khi giới truyền thông toàn cầu mải tập trung vào trận chiến giữa Donald Trump và Hillary Clinton.
Thậm chí nếu Trung Quốc có ý định tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông hay bắt tay vào bồi lấp trái phép bãi cạn Scarborough, nước này này sẽ có cơ hội tốt để ít nhiều thực hiện được khi cả thế giới chỉ tập trung theo dõi các bình luận trên mạng xã hội, bài phát biểu và tranh luận về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Do đó, đây có thể là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc tấn công bất thình lình, khi ánh mắt của cả thế giới đang tập trung vào một nơi khác.
Người ta cần phải xem xét điều này: với sự thay đổi quyền lực đang dần hiện ra ở Mỹ và không chắc chắn là ai sẽ chiến thắng cũng như là không chắc lập trường của họ về châu Á sẽ ra sao, Trung Quốc có thể đánh cược bây giờ là lúc để hành động. Trung Quốc cũng có thể cảm thấy mình có thể ra tay với ít khả năng xảy ra thảm họa nhất, chống chính quyền Obama hiện nay, người có tâm lý muốn rời trụ sở mà không gây ra một cuộc khủng hoảng ở châu Á. Như người ta nói, thời cơ là tất cả.
Với Trung Quốc, sẽ không có thời điểm nào tốt hơn để leo thang căng thẳng và củng cố yêu sách của mình ở Biển Đông. Liệu Trung Quốc sẽ làm gì? Hoặc câu hỏi hay hơn là liệu các quốc gia quanh Biển Đông và lớn hơn là khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang chuẩn bị những gì? Có lẽ các nước này cũng nên chuẩn bị đi là vừa, National Interest cảnh báo.