Trung Quốc có thể ra đòn “phủ đầu” Nhật Bản

Tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang leo thang. Một số nhà phân tích đánh giá, có thể Bắc Kinh sẽ không cho Tokyo cơ hội nổ phát súng đầu tiên mà áp dụng chiến thuận ra đòn phủ đầu với Nhật Bản
Có thể Trung Quốc sẽ áp đòn phủ đầu

Trung Quốc ra thông điệp khẩn với Nhật Bản

Ngày 13/1, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc có quyền triển khai hoạt động hàng hải và tuần tra thông thường tại vùng lãnh hải thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, yêu cầu Nhật Bản không áp dụng bất kỳ hành động khiêu khích hoặc đẩy cục diện leo thang nào, nếu không, Nhật Bản sẽ phải tự gánh chịu mọi hậu quả.

Tuy nhiên, trước đó, ngày 12/1, trong cuộc họp báo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo, nước này sẽ áp dụng chiến dịch đối phó, cảnh cáo trên biển với các tàu chiến nước ngoài đi vào lãnh hải Nhật Bản không phù hợp với “đi qua không gây hại”, rõ ràng hành động này của Nhật Bản là nhằm vào Trung Quốc.

 Máy bay Nhật Bản tuần tra trên quần đảo Senkaku

Ngoài ra, các hãng truyền thông của Nhật Bản cũng đưa tin, chính phủ nước này đã xác định được phương châm mới để đối phó với tình hình tàu chiến Trung Quốc xâm phạm quần đảo Senkaku, khi tàu chiến Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ phát lệnh hành động cảnh báo trên biển, cử tàu của Lực lượng phòng thủ, dùng vũ lực áp sát tàu xâm lược của Trung Quốc và đuổi tàu đi ngay. Tháng 11/2015, chính phủ Nhật Bản đã thông báo với Trung Quốc phương châm mới của họ thông qua con đường ngoại giao.

Có nhà quan sát chỉ ra rằng, với cái gọi là “đi qua không gây hại” không phù hợp với vùng biển thuộc quần đảo Senkaku mà ông Yoshihide Suga, ý định của chính phủ Nhật Bản đã rất rõ nét, trong công ước biển, “quyền đi qua không gây hại” có nghĩa: Chỉ cần không đe dọa nền hòa bình, anh ninh và trật tự, kể cả là chiến hạm, cũng có thể tự do đi qua lãnh hải của các quốc gia khác. Tuy nhiên do Trung Quốc tuyên bố sở hữu chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, Nhật Bản cho rằng xác suất Trung Quốc yêu cầu đi qua không có hại là rất thấp.

Ngoài ra, giả dụ Trung Quốc chủ trương “đi qua không gây hại” không có điểm khác biệt với việc thừa nhận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền của Nhật Bản, kể cả Trung Quốc chủ trương tàu chấp pháp chỉ “đi qua không gây hại” trên vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì chính phủ Nhật Bản cũng không cho phép tàu công vụ của Trung Quốc “đi qua không gây hại”. Vì hoạt động tuần tra thông thường trên vùng biển thuộc Senkaku của tàu chấp pháp Trung Quốc cũng làm suy yếu quyền kiểm soát thực tế của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku.

Có nhà phân tích còn cho rằng, tàu Trung Quốc hoạt động ở vùng biển lân cận quần đảo Senkaku chắc chắn sẽ khiến Lực lượng phòng thủ Nhật Bản cảm thấy căng thẳng, từ đó gây ra sức ép cho nước Nhật và ngân sách chi cho quốc phòng.

Thực ra, sau khi Nhật Bản đơn phương quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, tàu chấp pháp của Trung Quốc đã tăng cường hoạt động tuần tra đối với quần đảo này, từng bước biến hoạt động tuần tra ở khu vực này thành hoạt động thường nhật. Vì vấn đề này mà Nhật Bản cũng đã phải tăng cường đầu tư cho quân sự đối với quần đảo Senkaku, cử nhiều tàu tuần tra thường trú ở đây hơn, đồng thời liên tiếp điều binh khiển tướng vào quần đảo Nansei - một chuỗi các hòn đảo ở phía tây Thái Bình Dương sát mép phía đông của Biển Hoa Đông, bắt tay xây dựng lực lượng chuyên trách trên quần đảo Senkaku, đồng thời cũng tổ chức nhiều đợt tập trận giành đảo ở các hải vực có liên quan, tích cực chuẩn bị khi cuộc chiến tranh tranh chấp biển đảo xảy ra.

Trước sức ép lớn của Nhật Bản trên quần đảo Senkaku, một mặt Trung Quốc tăng cường hoạt động tuần tra của tàu chấp pháp tại khu vực này; Mặt khác, máy bay, quân hạm của Trung Quốc cũng thường xuyên xuất hiện tại khu vực lân cận quần đảo Senkaku, hỗ trợ cho hoạt động mà Trung Quốc gọi là “bảo vệ chủ quyền” của lực lượng tàu cảnh sát biển.

Theo lời một nhà quan sát đến từ Bắc Kinh, so với lực lượng tàu tuần tra được trang bị đến tận răng của Nhật Bản, tàu cảnh sát biển Trung Quốc không hề được trang bị bất kỳ vũ khí nào rõ ràng không phải là đối thủ, do đó, để đảm bảo sự an toàn cho tàu thuyền Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên quần đảo Senkaku.

Trung Quốc đang đẩy mạnh tốc độ cải tạo tàu chiến đã hết hạn phục vụ trong quân đội, sau khi cải tạo, Trung Quốc sẽ bố trí lực lượng tàu cảnh sát biển được trang bị pháo đến quần đảo Senkaku.

 Tàu Trung Quốc tiến vào trên quần đảo Senkaku

Cuối năm 2015, tàu cảnh sát biển được trang bị vĩ khí xuất hiện lần đầu tiên tại vùng biển thuộc quần đảo Senkaku, khiến Nhật Bản đặc biệt đề cao cảnh giác, cộng với dấu vết hoạt động của tàu chiến Trung Quốc phân bố khắp khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung Quốc ngày càng gây sức ép lớn cho Nhật Bản trong vấn đề Senkaku, do đó chính phủ nước này buộc phải áp dụng phương châm mới sử dụng vũ lực đuổi tàu Trung Quốc nhằm giữ vững chiến lược và thế mạnh quân sự của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku trước Trung Quốc, đảm bảo quyền kiểm soát thực tế của Tokyo đối với quần đảo Senkaku.

Trước bối cảnh này, mới đây, Nhật Bản đã tăng cường hoạt động cả ở biển Đông và biển Hoa Đông – quần đảo Senkaku để có thể ngăn chặn Trung Quốc hiệu quả hơn. Phân tích cho thấy, sách lược “cùng tiến” này của Nhật Bản ở cả hai vùng biển sẽ khiến Trung Quốc mệt mỏi trong việc đối phó với “hoạt động tác chiến ở cả hai chiến tuyến” của Nhật Bản, nhằm phân tán sự tập trung của Trung Quốc, giảm bớt sức ép mà Trung Quốc gây ra cho Nhật Bản ở quần quần đảo Senkaku.

 Những cuộc đối đầu giữa tàu chiến Nhật Bản và tàu Trung Quốc thường xuyên xảy ra
Tuy nhiên một điều có thể thấy là Trung Quốc vừa tăng cường hoạt động trái phép trên biển Đông, vừa không buông lỏng biển Hoa Đông, thậm chí liên tiếp cử tàu chấp pháp được trang bị pháo đạn ra tuần tra ở khu vực nằm trong phạm vi 12 hải lý của quần đảo Senkaku, âm mưu bành trướng ngày càng bộc lộ rõ.

Do đó, chắc chắn Nhật Bản sẽ cử tàu chiến ra đuổi tàu chấp pháp Trung Quốc, nếu cứ đà này, xác suất khai hỏa trong mỗi cuộc đối đầu giữa hai bên trên quần đảo Senkaku sẽ tăng lên rõ rệt. Dư luận đánh giá, có thể Bắc Kinh sẽ không cho Tokyo cơ hội nổ phát súng đầu tiên mà áp dụng chiến thuật ra đòn phủ đầu với Nhật Bản.

H.L