|
Tháng 8/2014, một chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông. Ảnh tư liệu. |
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 4/7 dẫn tờ The Diplomat Nhật Bản ngày 2/7 đăng bài viết "Trung Quốc tại sao không chấm dứt xây dựng đảo ở Biển Đông".
Bài viết cho rằng Hải quân Mỹ và các nước chủ trương chủ quyền khác ở châu Á đã có các phản ứng mạnh mẽ đối với việc Trung Quốc xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự (quân sự hóa) ở đảo đá tranh chấp (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp), một cuộc đấu về thương mại toàn cầu rất quan trọng đã được bắt đầu.
Toàn thế giới đang chờ đợi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tiến hành phán quyết đối với việc này, nhưng phán quyết này sẽ không có bất cứ tác dụng gì đối với các hành vi (bất hợp pháp) của Trung Quốc.
Bởi vì, các hành động của Trung Quốc dựa trên tham vọng rộng lớn, đó là trở thành một đế quốc thương mại vô địch trên khắp đại lục Âu - Á và châu Phi.
Tham vọng của Trung Quốc đã chọc giận, gây quan ngại hết sức cho các nước có quyền lợi như Philippinese, Việt Nam, đồng thời dẫn đến căng thẳng quan hệ với Mỹ.
Nhưng Trung Quốc đã bất chấp sức ép quốc tế, ra sức thúc đẩy kế hoạch bành trướng quân sự đầy tham vọng, khiến cho rất nhiều người lo ngại xảy ra hậu quả đáng sợ.
Sau khi tiến hành phân tích đơn giản đối với mô hình thương mại và đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc có thể phát hiện, hai động cơ chủ yếu đang hỗ trợ cho chiến lược Biển Đông của họ: Tham vọng thương mại và điểm yếu hải quân tương đối của Trung Quốc.
Trong một quốc gia thương mại ngày càng lớn mạnh Trung Quốc tồn tại một mắt xích yếu: "biên giới trên biển" (chẳng hạn khu vực Biển Đông - nơi Trung Quốc nhảy vào tranh chấp) dễ bị các cường quốc nước ngoài kiểm soát.
Mặc dù khả năng nổ ra xung đột toàn diện rất thấp, nhưng thực tế này chắc chắn khiến cho tình hình căng thẳng của khu vực tiếp tục căng thẳng thêm.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Để củng cố đế quốc thương mại đang tiếp tục mở rộng của họ, Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến "Một vành đai, một con đường".
Nếu đạt được thành công, chương trình này sẽ làm cho thế cân bằng thực lực toàn cầu thay đổi triệt để sang hướng có lợi cho Trung Quốc.
Đế quốc thương mại vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc tạo ra thách thức an ninh to lớn cho họ, đầu tư và thương mại khổng lồ của họ dễ bị hải quân nước ngoài phong tỏa, tình hình này cũng là nguồn gốc gây ra lo ngại cho Bắc Kinh, buộc Trung Quốc tập trung vào hiện đại hóa hải quân.
Đối với Trung Quốc, xây dựng lá chắn "cát" để theo dõi và bảo vệ tuyến đường thương mại trên Biển Đông là một việc không thể thiếu (ý chỉ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông).
Không thể nghi ngờ, Trung Quốc liên tục phát triển thực lực hải quân đã đẩy các quốc gia lân bang vào vòng tay của Mỹ. Đồng thời, đối với kinh tế Trung Quốc, một cuộc "chiến tranh nóng" với Hải quân Mỹ có thể sẽ gây ra hậu quả thảm khốc.
Vì vậy, khả năng Trung Quốc tiếp tục dùng sức mạnh kinh tế hay vũ lực chiếm lấy đảo của các nước khác và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng là “rất nhỏ” – báo Nhật nhận định.
Theo nhận định của báo Nhật, đến nay, Trung Quốc hoàn toàn không cần xâm chiếm thêm nhiều đảo mới có thể kiểm soát có hiệu quả vùng biển này.
Thông qua mở rộng (phi pháp) các "đảo" hiện có và tăng cường "công sự phòng ngự", Trung Quốc về cơ bản đã có thể kiểm soát tuyến đường trên biển quan trọng nếu các cường quốc khác như Mỹ không có hành động buộc Trung Quốc phải quy phục.
Vì vậy, theo báo The Diplomat, Bắc Kinh rất có khả năng tiếp tục duy trì một sự cân bằng tinh tế, vừa có thể tiếp tục tăng cường ưu thế chiến lược ở vùng biển này, vừa không làm cho tình hình căng thẳng phát triển thành một cuộc xung đột quân sự trực tiếp.