Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc (NPC) trong khoảng thời gian cuối tuần trước đã xem xét lại một số dự thảo sửa đổi đối với luật quốc kỳ, trong đó có quy định “treo quốc kỳ ngược” đặc biệt bị coi như một hành động “gây tổn hại phẩm giá” của quốc kỳ; theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã.
Điều sửa đổi dự thảo cũng cấm hành động “vứt bỏ” bừa bãi quốc kỳ và nói rằng những lá quốc kỳ được sử dụng trong các sự kiện tập trung đông người cần được hủy “một cách phù hợp”. Việc sử dụng quốc kỳ trên Internet cũng cần phải được quản lý.
Trước đây, luật làm rõ những hành vi bang bổ quốc kỳ là “công khai và cố ý đốt, cắt, vẽ lên, làm bẩn hay chà đạp” lên quốc kỳ. Bất cứ ai bị phát hiện vi phạm luật này có thể chịu mức án tù lên tới 3 năm.
Tân Hoa Xã cũng nói rằng, điều sửa đổi được đưa ra nhằm tăng cường việc sử dụng quốc kỳ và tăng cường giáo dục về quốc kỳ.
NPC cũng đang xem xét một điều sửa đổi đối với luật về quốc huy để cấm việc sử dụng quốc huy vì mục đích thương mại.
“Các điều sửa đổi dự thảo sẽ tăng cường thẩm quyền và sự nghiêm túc trong việc sử dụng quốc kỳ và quốc huy” – Mo Jihong, một chuyên gia nghiên cứu Hiến pháp Trung Quốc, nhận định.
Một số điều sửa đổi khác còn cho rằng nên treo quốc kỳ rủ khi có một “sự kiện y tế công” gây ra tổn thất lớn về sinh mạng con người, và thêm rằng các cơ quan nhà nước và tổ chức dân sự cần phải treo quốc kỳ trước trụ sở.
Điều sửa đổi cũng khuyến khích các thư viện, bảo tàng, triển lãm cùng các cơ sở văn hóa công khác treo quốc kỳ trong những ngày mở cửa. Ngoài ra, các trường học cũng cần sử dụng quốc kỳ như một phần của bài học giáo dục quan trọng về lòng yêu nước.
Sự thay đổi về luật cũng sẽ được áp dụng với Hong Kong.
Năm ngoái, tại Hong Kong, rất nhiều người đã bị bắt giữ và buộc tội bang bổ quốc kỳ trong lúc tham gia các cuộc biểu tình chống chính quyền trong năm ngoái, và 1 thành viên của Hội đồng Lập pháp Hong Kong, Cheng Chung-ai, từng bị phạt 5.000 đôla Hong Kong vào năm 2017 vì lật ngược những lá quốc kỳ nhỏ.
Trung Quốc đã lấy lá cờ đỏ 5 sao làm quốc kỳ kể từ khi được thành lập vào năm 1949, và sau đó thông qua Luật về Quốc kỳ vào năm 1990.