Trung Quốc bùng nổ cơn sốt tẩy chay những thương hiệu từ chối bông Tân Cương

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau khi nhãn thời trang Thụy Điển H&M bị tẩy chay vì từ chối sử dụng bông Tân Cương. Giờ đây, cư dân mạng Trung Quốc đã chuyển sang truy lùng, tẩy chay các thương hiệu khác cũng có tuyên bố tương tự.
Một người mang biểu ngữ tẩy chay H&M đứng chắn trước một cửa hàng của thương hiệu này ở Hồ Nam (Ảnh: Đa Chiều).
Một người mang biểu ngữ tẩy chay H&M đứng chắn trước một cửa hàng của thương hiệu này ở Hồ Nam (Ảnh: Đa Chiều).

Theo trang ETtoday, hàng chục nhãn hàng nổi tiếng trong đó có Nike và Adidas... là những cái tên được tìm kiếm hàng đầu trên Weibo vào các ngày 24 và ngày 25/3, trở thành những mục tiêu mới nhất bị đe dọa tẩy chay.

Trên thực tế, không ít nhiều thương hiệu nổi tiếng đã đưa ra tuyên bố từ chối mua bông Tân Cương trong hai năm qua, như Nike, Adidas, New Balance, ... Tuy nhiên, sau khi tuyên bố của H&M được đào lên vào ngày 24/3, cư dân mạng Trung Quốc đại lục đã thực sự phát động một cuộc tẩy chay quy mô lớn, Nikevà Adidas lần lượt lao lên đầu danh sách tìm kiếm nóng của Weibo.

Từ mạng Weibo, có thể thấy rằng ngoài H&M, các tài khoản chính thức của các thương hiệu như Nike và Adidas cũng bị cư dân mạng tấn công và tràn ngập những bình luận chỉ trích khác nhau, ví dụ: “Tôi nghe nói rằng các người tẩy chay bông Tân Cương. Hãy cút khỏi thị trường Trung Quốc!”, "Tôi đã ủng hộ các người vô ích trong nhiều năm, thật thất vọng!”; “Vừa muốn kiếm tiền của Trung Quốc lại vừa đập nồi cơm của Trung Quốc! Thật không biết xấu hổ!”...

Danh sách các nhãn hiệu là thành viên của BCI bị cư dân mạng Trung Quốc truy lùng (Ảnh: ETtoday).

Danh sách các nhãn hiệu là thành viên của BCI bị cư dân mạng Trung Quốc truy lùng (Ảnh: ETtoday).

Ngoài ra, hầu hết các thương hiệu đã đưa ra tuyên bố từ chối mua bông Tân Cương đều là thành viên của tổ chức phi lợi nhuận quốc tế “Hiệp hội phát triển ​​Bông tốt hơn” (The Better Cotton Initiative, BCI), cũng đưa ra các tuyên bố liên quan, cũng do BCI quyết định tạm dừng việc cấp Giấy phép sử dụng bông của Tân Cương.

Qua tìm hiểu được biết thành viên của BCI có tới hơn 200 thương hiệu. Trong danh sách đã được đào lên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đang tìm kiếm các thương hiệu có liên quan trong danh sách từng đưa ra tuyên bố, với ý định lập ra "toàn bộ danh sách tẩy chay". Nhiều nhãn hàng trong đó có IKEA, PUMA, TOMMY HILFIGER, Walmart, v.v. hiện đã bị khóa tên và có thể trở thành mục tiêu của làn sóng tẩy chay tiếp theo.

Hai nghệ sĩ Vương Nhất Ba (trái) và Đàm Tùng Vận tuyên bố chấm dứt hợp tác với thương hiệu Nike (Ảnh: ETtoday).

Hai nghệ sĩ Vương Nhất Ba (trái) và Đàm Tùng Vận tuyên bố chấm dứt hợp tác với thương hiệu Nike (Ảnh: ETtoday).

Sau khi tuyên bố “ngừng sử dụng bông Tân Cương” của H&M đưa ra vào tháng 10 năm ngoái bị cư dân mạng Trung Quốc lôi ra, đã gây ra một cuộc tẩy chay trong cư dân mạng Trung Quốc. Các cơ quan truyền thông chính thức đã nêu tên họ vào ngày hôm qua. Trên thực tế, còn có một số công ty khác cũng có lập trường tương tự như H&M và “người đứng đằng sau” họ chính là “Hiệp hội phát triển bông tốt hơn” (BCI) đã đi đầu trong việc ngừng sử dụng bông Tân Cương. Ngoài ra, Nike cũng bị tố cáo là một thành viên của BCI, nghệ sĩ Vương Nhất Ba (Wang Yibo), đại sứ nhãn hàng Nike ngày 24/3 đã tuyên bố chấm dứt mọi hợp tác với thương hiệu này.

Công ty Lạc Hoa (Lehua Entertainment) đã đưa ra một tuyên bố thông báo rằng Vương Nhất Ba sẽ chấm dứt mọi hợp tác với thương hiệu Nike, đồng thời trịnh trọng tuyên bố: "”Công ty chúng tôi và ông Vương Nhất Ba kiên quyết chống lại mọi phát ngôn và hành vi gây bôi xấu Trung Quốc, phẩm giá của đất nước là không thể vi phạm và kiên quyết bảo vệ lợi ích của Tổ quốc”.

Công ty giải trí Lạ Hoa Bắc Kinh ra tuyên bố về nghệ sĩ Vương Nhất Ba chấm dứt hợp tác với Nike (Ảnh: Sina).

Công ty giải trí Lạ Hoa Bắc Kinh ra tuyên bố về nghệ sĩ Vương Nhất Ba chấm dứt hợp tác với Nike (Ảnh: Sina).

Công ty Studio Tan Songyun cũng thông báo nữ ca sĩ Đàm Tùng Vận (Tan Songyun) đã chấm dứt mọi hợp tác với Nike, đồng thời trịnh trọng tuyên bố: "Lợi ích của Tổ quốc là trên hết. Chúng tôi kiên quyết phản đối mọi hành vi xấu xa bôi đen và tung tin đồn thất thiệt về Trung Quốc”.

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, BCI (The Better Cotton Initiative) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập tại Thụy Sĩ vào năm 2009, vận động cho “Bông tốt hơn” và đã mở văn phòng tại Thượng Hải vào năm 2012. BCI đã đưa ra một tuyên bố vào tháng 10 năm 2020 cho biết họ đã quyết định ngừng tất cả các hoạt động thực địa ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương do “các cáo buộc liên tục về lao động cưỡng bức và các vi phạm nhân quyền khác” ở khu vực này.

Thời báo Hoàn cầu cũng chỉ ra rằng vào tháng 3 năm nay, một tài khoản WeChat công khai có tên “BCI Better Cotton” được chứng nhận là “Văn phòng đại diện Thượng Hải của Hiệp hội BCI Thụy Sĩ” đã ra “Tuyên bố quan trọng về các vấn đề Tân Cương” và chỉ ra rằng tại Tân Cương “chưa bao giờ tìm thấy một vụ việc liên quan đến lao động cưỡng bức”, cho rằng không có cái gọi là “lao động cưỡng bức”. Nhưng trang web chính thức của BCI vẫn không gỡ bỏ “tuyên bố đình chỉ sử dụng bông Tân Cương” đưa ra tháng 10 năm ngoái. Điều này khiến mọi người cảm thấy mục đích của họ là tiếp tục đánh lừa mọi người. Cho đến nay BCI vẫn chưa có phản hồi.

Nghệ sĩ Tống Thê đã tuyên bố chấm dứt hợp tác với nhãn hàng H&M (Ảnh: Sina).

Nghệ sĩ Tống Thê đã tuyên bố chấm dứt hợp tác với nhãn hàng H&M (Ảnh: Sina).

H&M là thành viên của BCI, có thể thấy việc H&M đưa ra quyết định “ngừng sử dụng bông Tân Cương” dựa trên nhận định của BCI và một số báo cáo của tổ chức dân sự và báo chí. Đầu tháng 9 năm ngoái, H&M đã thông báo rằng họ sẽ chấm dứt “giao dịch kinh doanh gián tiếp” với Công ty kéo sợi khổng lồ Hoa Phù (Huafu) của Trung Quốc với lý do nhà máy này bị nghi ngờ thuê “lao động cưỡng bức” người dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

Theo báo cáo, trên thực tế, trong hai năm qua đã có nhiều công ty nước ngoài đưa ra tuyên bố về việc “cắt đứt” bông Tân Cương. Bao gồm các thành viên BCI như Burberry, Adidas, Nike, New Balance, v.v. Hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo vào tháng 2 năm nay cho biết 12 công ty Nhật Bản bao gồm Uniqlo và MUJI tạm ngừng giao dịch với "các công ty Trung Quốc đã được xác nhận tham gia lao động cưỡng bức ở Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc". Trang web chính thức của UNIQLO hiện không bán các sản phẩm liên quan đến bông Tân Cương, nhưng vẫn còn một số lượng lớn các sản phẩm bông Tân Cương trên trang web của MUJI.

Trụ sở văn phòng Tập đoàn Nike tại Thưởng Hải (Ảnh: ETtoday).

Trụ sở văn phòng Tập đoàn Nike tại Thưởng Hải (Ảnh: ETtoday).

Kyodo cũng chỉ ra rằng Anta, một thương hiệu giày thể thao nổi tiếng của Trung Quốc, cũng là một thành viên của BCI, nhưng Anta đã đưa ra tuyên bố vào tối ngày 24/3 rằng họ sẽ rút khỏi BCI và trong tương lai sẽ tiếp tục mua sử dụng bông của Trung Quốc.

Theo trang tin Đa Chiều ngày 25/3, một số nhãn hiệu thời trang quốc tế như H&M, NIKE đã bị cư dân mạng Trung Quốc tẩy chay vì không sử dụng bông Tân Cương. Tuy nhiên, trong quá trình tẩy chay, đã xuất hiện một số hành vi phi lý tính, khiến thế giới bên ngoài lo ngại tình hình sẽ xấu thêm.

Theo Đa Chiều, theo sau thương hiệu thời trang Thụy Điển H&M, các thương hiệu nổi tiếng như Nike và Adidas cũng bị bị dư luận và truyền thông chính thức của Trung Quốc “vây đánh”.

Với sự ủng hộ của các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc, một số cư dân mạng Trung Quốc bắt đầu tẩy chay Nike, Adidas và các sản phẩm khác trên các nền tảng phát sóng trực tiếp thương mại điện tử, thậm chí còn thực hiện các cuộc tấn công bằng lời nói vào các nhân viên các kênh truyền hình bán hàng trực tuyến (đều là người Trung Quốc), yêu cầu họ từ chức...

Ngoài ra, cũng đã có người cầm biển hiệu đứng trước cửa hàng H&M và các cửa hàng khác ở Trung Quốc để tẩy chay; một đoạn video cùng thời điểm cho thấy một nhóm thanh niên đã tụ tập ở lối vào của cửa hàng Nike, hét lên "Nike, đồ rác rưởi".

Những nhân viên người Trung Quốc bán hàng cho các nhãn hiệu Nike, Adidas bị tấn công (Ảnh: Đa Chiều).

Những nhân viên người Trung Quốc bán hàng cho các nhãn hiệu Nike, Adidas bị tấn công (Ảnh: Đa Chiều).

Một số nhà phê bình lo lắng rằng một khi cảm xúc dữ dội khó kiểm soát, rất có thể sẽ lại diễn ra một hoạt động đập phá chống Pháp tương tự như năm 2008, hoặc hoạt động đập phá chống Nhật vào năm 2012.

Vì vậy, các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc bắt đầu sửa chữa sai lầm, kêu gọi cư dân mạng "không công kích chửi bới những nhân viên cửa hàng nhãn hiệu liên quan, không buộc tội người khác là không yêu nước nếu họ sử dụng nhãn hiệu liên quan, sai trái là nhãn hiệu đó, đừng tấn công cá nhân đồng bào chúng ta”.

Trang weibo chính thức của chương trình “Thanh niên CCTV” nhấn mạnh: "Hãy yêu nước có lý trí và đừng bị những người có động cơ xấu dẫn dắt!".