Đầu năm mới, tôi với ông ngồi trên mini bar trong tư gia trên con ngõ đường Láng hồi tưởng về năm tháng đã qua. Ông Lê Thanh Bình, Ủy viên BCH Hội người Việt nam tại Ba lan, người đã có thâm niên 10 năm làm đại diện Hội Ba Lan tại Việt Nam tươi cười:
"Lâu nay, người ta cứ nghĩ đến doanh nhân Trực Chấp (nickname của ông) nhưng ít ai nghĩ tôi là cựu chiến binh thứ thiệt, trung sĩ Bình thuộc An ninh Miền"- ông kể:
Người lính thời chiến
… Đầu năm 1973, tôi từ Yên Bái gia nhập Đoàn Vinh quang (F304) huấn luyện để tham gia chiến dịch Quảng Trị. Mới được huấn luyện vài ngày thì độ 10 anh em vùng cao Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang phần lớn là các anh em người dân tộc Nùng, Tày, Thái được bí mật chuyển về lực lượng Công An vũ trang.
Chiến sĩ an ninh miền Lê Thanh Bình (trái). Ảnh NV cung cấp
|
Chúng tôi được đưa lên Lào Cai huấn luyện võ thuật, bắn súng, kỹ năng bảo vệ yếu nhân. Ở đây ngoài học tập những thế đánh đặc trưng của công an vũ trang chúng tôi còn tự luyện quyền thề, những ngón đánh tủ của đồng bào dân tộc võ mèo, võ khỉ...Học cách đi đứng của đồng bào Nam bộ, lái xe Honda, bơi thuyền…anh em rất tò mò không hiểu rốt cuộc là mình sẽ được giao những nhiềm vụ gì đây?
Cuối khóa được Phó tư lệnh, tham mưu trưởng CA vũ trang Huỳnh Thủ tổ chức buổi gặp mặt tại 20 Mai Dịch (Hà Nội). Đến lúc này chúng tôi mới được thông báo rằng cả đội sẽ tung vào Tây Ninh bảo vệ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), một nhiệm vụ đặc biệt.
Từ Hà Nội, chúng tôi không đi theo đường giao liên mà bí mật hành quân, với giấy đi đường ghi mật danh “Khách nhà Ông Cụ” (phiên hiệu mật TW Cục) để các đơn vị dọc đường ưu tiên hỗ trợ. Trên đường hành quân, với giấy đặc biệt này, chúng tôi được bố trí xe cộ tối đa có thể, ăn nghỉ riêng tại các trạm giao liên. Đến nơi, tôi được điều về Ban An ninh do ông Phạm Thái Bường phụ trách, với nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của R.
Vì lý do bí mật, phần lớn lại đi đêm, nên chúng tôi không được biết tên các cán bộ lãnh đạo TW Cục. Chỉ biết, bình thường chỉ 1 người đi theo bảo vệ, nhưng nếu trên cử 3 người, vũ khí trang bị đầy đủ thì chắc chắn là đồng chí lãnh đạo cấp cao. Phần lớn anh em ngày ngủ, đêm đi, việc của ai người đó biết.
Tháng 4 năm 1975, ban đầu chúng tôi được lệnh tham gia đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát, sau đó chuyển sang nhận bàn giao tiếp quản Dinh Độc lập. Tôi được chuyển về Cảnh sát vũ trang cơ động thủy bộ, bảo vệ mục tiêu các bến cảng, không cho ngụy quân, ngụy quyền vượt biên.
Tôi bị thương và mắt trái giờ thị lực chỉ còn 1/10 trong 1 lần ghe của bọn vượt biên đâm thẳng vào tàu tuần tra, mặt tôi đập vào thành tàu. Sau đó ít ngày, lại bị mảnh lựu đạn găm đầy mặt khi truy đuổi nhóm vượt biên khác, sức khỏe yếu được ra quân.
Trước đó, tháng 5 năm 1975, chiếc xà- lan chất đầy bom, mìn, lựu đạn…bộ đội ta thu dọn chiến trường bỗng đứt neo, trôi cập cầu cảng Nhà Bè. Chỉ huy đơn vị triệu tập anh em và dõng dạc:
- Ai xung phong đẩy xà lan ra khỏi bến?
Một không gian im lặng bao trùm, nếu còn chiến tranh sẽ có khá nhiều cánh tay giơ lên, nhưng bây giờ đã hòa bình, các quyết định đưa ra khó khăn hơn nhiều. Ai cũng muốn lành lặn để trở về thăm quê nhà, nơi bố mẹ và những người thân đang đợi. Ông suy nghĩ rất nhanh: “Rốt cuộc không mình thì sẽ có 1 đồng đội phải làm điều này” và quyết định xung phong, đúng chất của người con núi rừng Yên bái.
Anh và 1 đồng đội đã được đơn vị làm lễ mặc niệm sống, rồi cởi hết quần áo lao xuống sống đẩy xà-lan cả xà lan vài tấn “tử thần” ấy ra khỏi Cảng. May mắn rốt cuộc mọi việc bình yên nhưng đó vẫn là thời khắc khó quên trong cả cuộc đời mà nhiều lần ông phải rùng mình mỗi khi nhớ lại.
Anh Lê Thanh Bình trong buổi gặp mặt Tổng bí thư, CTN Nguyễn Phú Trọng tại chương trình Xuân yêu thương do Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.
|
“Chất lính” thời bình
Ông dành 2 tầng căn nhà 6 trần của mình ở cuối đường Láng cho anh em Việt kiều về nước làm việc, tá túc. Nơi đây có minibar, bàn bida bài trí theo phong cách Ba Lan. Lần nào về Việt Nam ông Hoàng Mạnh Huê, Chủ tịch Liên hiệp các hội doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu cũng tìm đến đây.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt kiều Châu Âu là sinh hoạt thường niên lớn nhất của cộng đồng các doanh nhân người Việt ở châu Âu. Trong khuôn khổ một tổ chức xã hội và chuyên môn mang tên Liên hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu đã thành lập và phát triển từ 2006.
Ngược lại thời gian, sau khi giải ngũ năm 1977, ông được cử đi học nghiên cứu sinh ở Bungari. Năm 1987, ông trở về Việt Nam và gia nhập đoàn quân của những người thợ lắp máy LILAMA. Với đầu óc, nhìn xa trông rộng, ông bàn với ông Đào Trí Sảo, Tổng giám đốc Lilama phải chuẩn bị gối đầu công việc cho anh em lắp máy sau khi hoàn thành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Đây là quãng thời gian mưu sinh đầy nước mắt và cả đổ máu nơi đất khách quê người, mà sau này ông đã ghi lại bằng những dòng cảm xúc nghẹn ngào:
Có những vần thơ, khuất tất chẳng nên người
Như viết lá đơn kiện rồi lại bỏ đi
Có những hồn thơ không nhà không cửa
Cả năm một lần mơ mâm cúng chúng sinh
Có những vần thơ viết ra không nhớ của mình
Khoảng khắc tĩnh tâm đọc tưởng thơ kẻ ác
(Ở đáy những mong manh, Trực Chấp 1998)
Chất lính trong người doanh nhân Lê Thanh Bình. Ảnh NV cung cấp
|
Năm 1988, ông quay trở lại Bungari với sứ mệnh đem đoàn quân LILAMA “mang chuông đi đánh nước người”. Khi đó, trong nước nói đến thợ lắp máy Việt Nam tại công trình thủy điện sông Đà lớn nhất Đông Nam Á với công suất 1.920 megawatt, gồm 12 cửa xả và 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt (KWh) thì bất cứ ai cũng biết. Nhưng bên trời Âu, khi điều kiện thông tin còn hạn chế, đối với các bạn Bungari thì thương hiệu LILAMA vẫn chỉ là con số 0.
Cuộc đàm phán Việt- Bun do ông Đào Trí Sảo, Tổng giám đốc Lilama dẫn đầu trên đất Bungari có nguy cơ đi vào ngõ cụt thì ông chợt nhớ đến các người bạn Nga. Ông rời phòng họp, đến ngay đại sứ quán Nga tại Bungari “cầu cứu” và hiệu quả đến ngay tức thì. Hơn ai hết những người bạn Nga hiểu về trình độ chuyên môn của thợ hàn, thợ cắt, thợ sắt LILAMA và đại sứ quán Nga đã đứng ra bảo lãnh. Hơn 1.000 lao động đầu tiên do giám đốc Lê Trí Hiển dẫn đầu đã có hợp đồng đầu tiên 4 năm trên đất Bungari.
(còn nữa)