Trang tin Đa Chiều: Trung Quốc định chiếm và xây dựng thêm đảo nhân tạo Ba Đầu ở Trường Sa?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Việc Trung Quốc chiếm giữ trái phép và tôn tạo các đảo và đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam), Biển Đông thu hút sự chú ý của giới quan sát. Diễn biến mới nhất là ở bãi Ba Đầu.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu công trình và thông tin của Trung Quốc xuất hiện gần bãi Ba Đầu (Ảnh: Dwnews).
Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu công trình và thông tin của Trung Quốc xuất hiện gần bãi Ba Đầu (Ảnh: Dwnews).

Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy hiện có nhiều tàu đang tập kết gần rạn san hô Ba Đầu, giới quan sát cho rằng Trung Quốc sẽ lấp biển để xây dựng đảo nhân tạo ở đây.

Theo trang tin Dwnews (Đa Chiều) phổ biến trong cộng đồng Hoa ngữ quốc tế ngày 1/2; bắt đầu từ tháng 7/2013, Trung Quốc đã triển khai các hoạt động lấp biển xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn trên 7 bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trên Biển Đông. Họ sử dụng các máy móc công trình cỡ lớn và đội quân xây dựng đông đảo để lấp biển tôn tạo được diện tích hơn 10 triệu mét vuông đảo nhân tạo.

Một bức ảnh vệ tinh chụp ngày 13/1/2021 cho thấy có rất nhiều tàu thuyền tập trung gần bãi Ba Đầu (Ảnh: Dwnews).

Một bức ảnh vệ tinh chụp ngày 13/1/2021 cho thấy có rất nhiều tàu thuyền tập trung gần bãi Ba Đầu (Ảnh: Dwnews).

Đa Chiều cho biết, các bức ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy hiện có một số lượng lớn các tàu công trình và thông tin liên lạc liên tục được tập kết gần rạn san hô Ba Đầu nằm ở cực phía đông bắc của cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa.

Bãi Ba Đầu (tên tiếng Anh là Whitson Reef, Trung Quốc tự đặt là牛轭礁 – “Ngưu Ách tiêu”) là rạn san hô lớn nhất trong số các đảo, bãi san hô trong cụm Sinh Tồn và có giá trị tiềm năng lớn. Vì vậy, thế giới bên ngoài cho rằng những hoạt động này có liên quan đến việc Trung Quốc chuẩn bị bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo ở đây. Theo Wikipedia, cụm Sinh Tồn có cả thảy 23 đảo, bãi san hô, cồn cát; hiện Việt Nam kiểm soát 4 đảo, bãi là Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Cô Lin, Len Đao; Trung Quốc chiếm đóng/kiểm soát trái phép 2 bãi Gạc Ma và Tư Nghĩa (Huy Gơ).

Cụm Sinh Tồn và vị trí các đảo, bãi: Ba Đầu (X), Gạc Ma (1), Cô Lin (3), Len Đao (4), Sinh Tồn Đông (5), Tư Nghĩa (2), Sinh Tồn (6). Ảnh: Wiki).

Cụm Sinh Tồn và vị trí các đảo, bãi: Ba Đầu (X), Gạc Ma (1), Cô Lin (3), Len Đao (4), Sinh Tồn Đông (5), Tư Nghĩa (2), Sinh Tồn (6). Ảnh: Wiki).

Đặc điểm bãi Ba Đầu: có hình dạng chữ “V”, diện tích khoảng 10km2 (theo Trung Quốc là hơn 11km2), toàn bộ bãi lúc thường đều chìm dưới mặt nước, chỉ nổi lên khi triều xuống.

Hiện tại, Trung Quốc đã chiếm giữ và lấp biển xây dựng 7 bãi đá san hô thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, bao gồm Vành Khăn, Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, đảo Gạc Ma và Tư Nghĩa (Huy Gơ), trong đó ba đá đầu tiên có diện tích lớn hơn, có đường băng sân bay. Vào tháng 4 năm 2020, tạp chí “Binh công khoa kỹ” của Hiệp hội Khoa học Lịch sử và Công nghệ tỉnh Thiểm Tây đã tiết lộ hiện trạng của những hòn đảo nhân tạo này.

Máy bay khách của hãng Hàng không Phương Nam (Quảng Đông) hạ cánh xuống sân bay Vành Khăn (Dwnews).

Máy bay khách của hãng Hàng không Phương Nam (Quảng Đông) hạ cánh xuống sân bay Vành Khăn (Dwnews).

Theo bài viết đăng trên tạp chí, sau khi Trung Quốc lấp biển tạo đảo, ba hòn đảo nhân tạo Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập đều đã thay đổi từ các rạn san hô trước đây biến thành những hòn đảo lớn. Trên các đảo nhân tạo đều có các thiết bị khử muối để ngọt hóa nước biển, các thiết bị sinh hoạt đầy đủ, các đơn vị lính đồn trú được cung ứng vật tư quân nhu dồi dào, có thể đóng quân lâu dài...

Do ba hòn đảo nhân tạo này có diện tích lớn nên các sân bay đã được xây dựng trên đó. Ngoài máy bay vận tải vận chuyển vật tư hàng ngày, các máy bay quân sự của Hải quân và Không quân Trung Quốc cũng có thể cất, hạ cánh trên các đảo. Truyền thông Mỹ từng đưa tin 3 đảo nhân tạo lớn do Trung Quốc bồi lấp ở Biển Đông đã hoàn thành việc xây dựng nhà chứa máy bay quân sự lâu bền, có thể chứa 24 máy bay chiến đấu và 4 máy bay cỡ lớn (như máy bay trinh sát, máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu hoặc máy bay ném bom).

Đá Vành Khăn, Trung Quốc chiếm từ tay Philippines tôn tạo thành đảo nhân tạo lớn (Ảnh: Dwnews).

Đá Vành Khăn, Trung Quốc chiếm từ tay Philippines tôn tạo thành đảo nhân tạo lớn (Ảnh: Dwnews).

Ngoài 3 hòn đảo lớn, 4 đảo nhân tạo Châu Viên, Ga Ven, Gạc Ma và Tư Nghĩa (Huy Gơ) có diện tích tương đối nhỏ, nhưng chức năng cũng tương đối đầy đủ, bao gồm bến tàu, doanh trại, hải đăng, trạm radar, trạm phát điện, nhà máy ngọt hóa nước biển, tháp phát tín hiệu, v.v., còn có các khu đất trồng rau và nuôi thủy sản