Tổng thống Trump lại tung đòn “vùi dập” thêm 60 công ty Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Quan hệ Mỹ - Trung ngày càng tồi tệ thêm. Ngày 18/12, sau khi Bộ Thương mại đưa thêm 60 công ty Trung Quốc vào danh sách thực thể, Tổng thống Trump đã ký văn bản siết chặt các công ty Trung Quốc lên sàn chứng khoán Mỹ.

Mỹ tiếp tục tung các đòn muốn "bóp cổ" các công ty Trung Quốc (Ảnh: Guancha).
Mỹ tiếp tục tung các đòn muốn "bóp cổ" các công ty Trung Quốc (Ảnh: Guancha).

Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương ngày 19/12, văn bản có tên "Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Công ty nước ngoài" này đã được thông qua tại Thượng viện và Hạ viện trước đó, với sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Theo dự luật, nếu một công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ không chứng minh được rằng mình không nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ nước ngoài hoặc Ban Giám sát Kế toán Công ty niêm yết (PCAOB) không thể kiểm toán nó trong ba năm liên tiếp, cổ phiếu của công ty đó sẽ bị cấm giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Truyền thông quốc tế cho rằng đạo luật này được ban hành với mục đích nhằm vào các công ty Trung Quốc lên sàn ở Mỹ.

Các nhà chức trách Trung Quốc từ lâu đã viện dẫn an ninh quốc gia như một cái cớ để không cho phép các cơ quan quản lý Mỹ kiểm tra văn phòng kế toán các công ty của Trung Quốc ở địa phương. Một số quan chức Trung Quốc cho rằng "Đạo luật về trách nhiệm giải trình của công ty nước ngoài" của Mỹ là một kiểu chính sách đàn áp chính trị đối với các công ty Trung Quốc và là một chính sách phân biệt đối xử.

Sau nhiều lần dền dứ, Mỹ đã chính thức đưa SMIC vào Entity List (Ảnh: Sina).

Sau nhiều lần dền dứ, Mỹ đã chính thức đưa SMIC vào Entity List (Ảnh: Sina).

Trước đó, cùng ngày thứ Sáu (18/12), Bộ Thương mại Mỹ đã đưa thêm 77 công ty vào danh sách thực thể (Entity List), trong đó có 60 công ty Trung Quốc. Ngoài Công ty chip Quốc tế SMIC, nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới Đại Cương (DJI), cũng có tên trong danh sách đen này.

Bộ Thương mại Mỹ đã thông báo trên trang web chính thức của mình rằng SMIC đã được thêm vào danh sách các thực thể, nói rõ rằng họ hành động chống lại SMIC bắt nguồn từ việc chính phủ Trung Quốc thúc đẩy chiến lược "kết hợp quân sự - dân sự" và phát hiện ra bằng chứng về các hoạt động giữa SMIC và các thực thể liên quan đến công nghiệp quân sự Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tuyên bố rằng Bộ Thương mại sẽ không cho phép sử dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ để hỗ trợ đối thủ ngày càng hiếu chiến trong việc xây dựng quân đội của họ. Ông cũng đề cập rằng Mỹ sẽ từ chối cấp giấy phép để ngăn cản SMIC mua lại các công nghệ bán dẫn tiên tiến từ 10 nanomet trở xuống.

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tuyên bố rằng do sự dây dưa giữa SMIC và ngành công nghiệp quân sự cũng như việc Bắc Kinh tích cực sử dụng các khoản trợ cấp do nhà nước chủ đạo và phương châm "kết hợp quân sự - dân sự" của nước này, SMIC "phản ánh hoàn hảo" nguy cơ Trung Quốc sử dụng công nghệ Mỹ để hỗ trợ hiện đại hóa quân đội. Danh sách các thực thể (Entity List) là biện pháp cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng công nghệ của Mỹ thông qua SMIC để ngành công nghệ cao trong nước của họ hỗ trợ các hoạt động quân sự và khiến tình hình càng trở nên bất ổn.

Hãng sản xuất máy bay không người lái cỡ nhỏ hàng đầu thế giới DJI cũng bị đưa vào Entity List (Ảnh: Dongfang).

Hãng sản xuất máy bay không người lái cỡ nhỏ hàng đầu thế giới DJI cũng bị đưa vào Entity List (Ảnh: Dongfang).

Bộ Thương mại Mỹ cũng chỉ ra rằng sau khi SMIC được đưa vào danh sách thực thể, các nhà cung cấp tiền công nghệ Mỹ định trước (certain) của họ phải có giấy phép trước khi bán sản phẩm cho SMIC và công nghệ đặc biệt cần thiết cho các chip bán dẫn tiên tiến từ 10 nanomet trở xuống sẽ không được chấp thuận để phòng ngừa Trung Quốc sẽ thúc đẩy "sự kết hợp quân sự - dân sự". Theo lời các quan chức Mỹ được truyền thông trích dẫn, Mỹ quyết không cho phép SMIC sản xuất chip tiên tiến dùng cho máy bay không người lái, máy bay quân sự và giáp bảo vệ (exoskeletons).

Hơn 60 thực thể khác của Trung Quốc đã bị "chôn vùi" cùng với SMIC lần này Thông cáo báo chí của Bộ Thương mại không nói rõ có phải "gần như tất cả các công ty Trung Quốc" như truyền thông Anh nói trước đây hay không, nhưng nói chúng bao gồm các thực thể giúp cho Trung Quốc vi phạm nhân quyền, hỗ trợ hiện đại hóa quân đội và các thực thể giúp cho việc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp ở Biển Đông; các thực thể ủng hộ kế hoạch của PLA với các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ và các thực thể hoặc cá nhân liên quan đến việc đánh cắp bí mật thương mại của Hoa Kỳ. Thực thể duy nhất được nêu tên trong thông cáo báo chí này là SMIC.

Vào cuối nhiệm kì, ông Trump tiếp tục tung các đòn mạnh, vùi dập các công ty Trung Quốc (Ảnh: Dongfang).

Vào cuối nhiệm kì, ông Trump tiếp tục tung các đòn mạnh, vùi dập các công ty Trung Quốc (Ảnh: Dongfang).

Một số phương tiện truyền thông trước đó đã tiết lộ rằng vào thứ Sáu (18/12), chính phủ Mỹ đã đưa thêm khoảng 80 công ty mới vào danh sách thực thể của Bộ Thương mại Mỹ, trong đó có SMIC. Hầu hết tất cả các công ty mới được đưa vào “Entity List” là công ty Trung Quốc và có liên quan đến quân đội Trung Quốc. Tin của các báo cũng chỉ ra rằng danh sách các thực thể hiện tại đã bao gồm hơn 275 công ty của Trung Quốc và chi nhánh trực thuộc, trong đó có các “người khổng lồ” Huawei, ZTE, Hikvision, v.v.

Đối với các công ty DJI Innovation, Công nghệ Sinh học Trung-Đức-Mỹ (AGCU Scientech), Vật liệu và Dụng cụ Khoa học Quốc gia Trung Quốc (China National Scientific Instruments and Materials) và Kuang-Chi Group...được cho là mới được đưa vào “Entity List” lần này, họ bị cáo buộc lạm dụng thu thập và phân tích gen hoặc sử dụng công nghệ cao để giám sát và dung túng cho các vụ vi phạm nhân quyền quy mô lớn ở Trung Quốc.