Không những thế, gia đình ông này còn vươn vòi bạch tuộc ra cả nước ngoài, nhà phân tích Martin Berger nhấn mạnh.
Trong một buổi nói chuyện gần đây với báo New Eastern Outlook, Berger đã đưa ra những chứng cứ chứng tỏ sự tham gia mờ ám của Erdogan với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông chỉ ra rằng, Sumeyye Erdogan, con gái của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, đã vào làm việc trong một bệnh viện quân sự bí mật của IS.
"Với sự đồng ý của Erdogan, nhiều chuyên gia tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đã đào tạo các tay súng Nhà nước Hồi giáo IS, tại các căn cứ bí mật ở tỉnh Konya, bên trong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ", Berger tiếp tục cho biết.
Và tất nhiên, có cả bằng chứng để chứng minh rằng Bilal Erdogan, con trai út của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ buôn dầu mỏ bất hợp pháp với IS ở Syria và Iraq.
Việc con trai đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chụp ảnh cùng các đối tượng là các lãnh đạo của phong trào IS cũng có thể coi là bằng chứng cho thấy Bilal có quan hệ mật thiết với IS.
Trước đó không quân Nga đã không kích các đoàn xe gồm hàng trăm xe tải chở dầu, kho bảo quản và nhà máy chế dầu của IS. Đây chính là các nguồn dầu của IS mà theo chuyên gia, đang được vận chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ với giá bán rẻ.
Chính vì vậy, việc con trai Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu bắn hạ máy bay Nga có thể coi như là một nỗ lực nhằm bảo vệ hoạt động kinh doanh của chính mình tại khu vực.
Ngoài ra, để che giấu hành động mờ ám của mình, ông Recep Erdogan ra lệnh bắt giữ các nhà báo tự do, khi họ lên án hành động làm ăn phi pháp của gia đình ông - Berger nhấn mạnh.
Hồi đầu tháng này, Tổng biên tập của tờ báo Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ là ông Can Dündar đã bị bắt giữ cùng với trưởng chi nhánh Ankara của tờ báo này là ông Erdem Gul, khi họ muốn làm sáng tỏ hoạt động cung cấp vũ khí cho bọn khủng bố Syria của chính quyền Ankara.
Tuy nhiên, các quan chức phương Tây và các tổ chức quốc tế đều “làm ngơ” trước tất cả những vụ việc này. Hơn thế nữa, Tayyip Erdogan còn nhận được nhiều sự hậu thuẫn từ các quan chức Mỹ và EU.
Một sự thật mới được báo chí phanh phui là gia đình Erdogan cũng tham gia vào các hành động bất hợp pháp ở châu Âu.
Ông Murat Hakan Uzan, đối thủ lâu năm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, gần đây đã yêu cầu các cơ quan luật pháp Italia tiến hành một cuộc điều tra hoạt động phi pháp của Bilal Erdogan ở quốc gia này.
Theo truyền thông Italia, gia đình Uzan đã cáo buộc Bilal Erdogan tham gia vào các hoạt động rửa tiền ở quốc gia này. Các nhà báo còn kể lại rằng, nhiều quan chức nước này đang cố tình che giấu vụ bê bối này.
Với những chứng cứ mới được đưa ra, ông Berger tự hỏi, liệu với sự "bảo kê" của Washington, Recep Tayip Erdogan có một lần nữa có tránh được sự phán xét của cộng đồng quốc tế về việc gia đình ông có liên kết với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo hay không?