|
Những tàu sân bay Mỹ đang đậu trên quân cảng |
Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower và cụm tàu tấn công chủ lực đã quay trở về Norfolk, Virginia. ngày 30.12.2016 sau chiến dịch hoạt động kéo dài 7 tháng. “Ike” (tên gọi cụm tàu sân bay tấn công chủ lực - CVG) đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích tấn công IS ở Iraq và Syria từ Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư.
Hai tàu khu trục trong Ike tấn công này cũng từng tham chiến. Tàu USS Nitze và USS Mason từng bị tấn công trên Biển Đỏ, lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen đã tấn công hai khu trục hạm này bằng tên lửa hành trình của Trung Quốc, tên lửa bị tàu Mason phản kích đánh chăn. Cuộc tấn công trả đũa của Nitze đã phá hủy trạm radar kiểm soát biển của Yemen vào tháng 10.2016.
Các quan chức Hải quân Mỹ cho biết. Chiếc tàu sân bay thay thế cho tàu Eisenhower là USS George H.W. Bush, đang bị trì hoãn hơn 6 tháng trong nhà máy đóng tàu và không có khả năng thay thế cho “Ike” (cụm CVG Eisenhower) cho đến nửa đầu năm tới.
Mặc dù không có sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ trên chiến trường Trung Đông, hiện còn một tàu tấn công đổ bộ trực thăng của Hải quân Mỹ với hàng nghìn lính thủy đánh bộ, máy bay trực thăng tấn công và một số máy bay phản lực, sẵn sàng đối phó với một cuộc khủng hoảng.
Một quan chức cao cấp của Hải quân Mỹ, khi trả lời phỏng vấn của SuperStation95 khẳng định rằng, quân đội Mỹ có hiện vẫn có lực lượng không quân khác, sẵn sàng bù đắp cho sự vắng mặt tàu sân bay tại Trung Đông và các nơi khác trên thế giới.
Hải quân cũng có thể "tăng cường" một tàu sân bay, hiện đang có mặt tại quân cảng, sẵn sàng triển khai khi cần thiết. Nhưng sự thiếu vắng của tàu sân bay, từ lâu được xem như một biểu tượng của sức mạnh quân sự Mỹ là một điều đáng lo ngai. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ II, không có một tàu sân bay Mỹ nào được triển khai trên các chiến trường then chốt và điểm nóng.
"Chúng tôi sẽ không thảo luận về thời gian hoạt động của các cụm tàu sân bay tấn công, triển khai và triệu hồi ra khỏi khu vực do Bộ Tư lệnh quân sự Trung ương Mỹ đảm nhiệm," Sỹ quan hải quân Terry Shannon, phát ngôn viên của Bộ tư lệnh Trung tâm Hải quân Mỹ cho biết, trả lời phỏng vẫn của SuperStation95. CENTCOM được giao nhiệm vụ kiểm soát tất cả các lực lượng quân sự Mỹ ở Trung Đông và Afghanistan.
Tuy nhiên, theo một số phân tích, đây không phải là lần đầu tiên có một khoảng trống phòng thủ trên khu vực Trung Đông. Mùa thu năm 2016, lực lượng Hải quân Mỹ đã phải phối thuộc với tàu sân bay Pháp để lấp khoảng trống khi chiếc USS Theodore Roosevelt trở về Mỹ. Vào thời điểm đó, đây là khoảng trống đầu tiên không có tàu sân bay trong lực lượng Hải quân Mỹ ở khu vực Trung Đông từ năm 2007.
Các yếu tố khác gây phức tạp hóa cho sự duy trì vị thế của Hải quân Mỹ là không có bất cứ một tàu sân bay nào được triển khai trên các đại dương trong thời điểm hiện nay. Từ năm 2011 đến năm 2013, Hải quân Mỹ duy trì hai tàu sân bay tại vùng Vịnh Ba Tư theo lệnh của tư lệnh trưởng CENTCOM, tướng James Mattis, người bây giờ được Tổng thống mới đắc cử Donald Trump lựa chon cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Việc Quốc hội Mỹ cắt giảm ngân sách quốc hội cũng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Mỹ kể từ năm 2011. Sau khi hàng tỷ USD bị cắt giảm từ ngân sách Hải quân, tàu sân bay George H.W. Bush buộc phải kéo dài thời gian trong nhà máy đóng tàu, tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên nhiều lĩnh vực quân sự Hải quân khác.
Nếu “Ike” Bush đã rời xưởng đóng tàu trước thời gian, chiếc tàu sân bay này có thể bù đắp cho sự thiếu hụt lực lượng không quân hải quân trên vịnh Ba Tư hoặc Địa Trung Hải. Một quan quan chức nói với Fox News.
Phóng viên của SuperStation95 đã bay ra chiến hạm USS George H.W. Bush, đang đậu trên khoảng cách 40 dặm ngoài khơi bờ biển Bắc Carolina để ghi lại những hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu căng thẳng của thủy thủ đoàn.
Cứ 60 giây lại có một máy bay phản lực hạ cánh, nhóm phục vụ trên boong tiến hành các công việc phục vụ cho các chuyến hạ cánh trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi là 40 giây.
Những quân nhân nam và nữ, có độ tuổi từ 18 đến 22, làm việc liên tục 14 tiếng một ngày trên sàn sân bay, không hề nghỉ ngơi – những kỹ năng này được huấn luyện để sẵn sàng cho việc triển khai và tấn công liên tục vào IS.
"Đây đang là giai đoạn huấn luyện cho các hoạt động quân sự vào mùa xuân, khi chúng tôi hoàn thành đợt huấn luyện này vào cuối tháng mười hai, chúng tôi sẽ xuất hành, đây sẽ là một lực lượng chiến đấu mạnh thực sự. Chúng tôi sẽ cất cánh và chiến đấu chống lại lại kẻ thù," Đô đốc Kenneth Whitesell, chỉ huy trưởng cụm tàu sân bay tấn công chủ lực Carrier Strike 2, trả lời phỏng vấn giữa những hàng máy bay trên sàn đáp rộng bốn mẫu Anh của tàu sân bay, thường được gọi tên chung là "Row Vulture – Dãy kền kền."
Ngoài sứ mệnh chiến đấu chống IS, sĩ quan chỉ huy tàu sân bay cho biết không đoàn của ông sẵn sàng chiến đấu chống lại một nước Nga đang hồi sinh hay Trung Quốc đang trỗi dậy nếu cần thiết.
"Trong khi chúng ta không có bất kỳ một nguy cơ đang đe dọa hoặc trong cuộc xung đột với các quốc gia này. Công bằng mà nói, chúng ta có những lợi ích khác nhau trong nhiều trường hợp. Vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng để có thể phản ứng tức thời khi cần thiết, " Sĩ quan Hải quân Will Pennington cho biết.
Ngày 08.08. 2014, một biên đội F-18, cất cánh từ tàu sân bay Bush, tiến hành cuộc không kích đầu tiên chống IS trên miền bắc Iraq.
Hai năm rưỡi sau đó, chiếc tàu sân bay Bush sẽ quay trở lại cuộc chiến chống lực lượng khủng bố IS.
Sĩ quan Hải quân James McCall, chỉ huy trường không quân 8, phụ trách tất cả các máy bay trên tàu sân bay Bush cho biết: "Điều đó không có nghĩa là ba tháng hoặc sáu tháng kể từ bây giờ, sứ mệnh chống khủng bố sẽ là ưu tiên của Mỹ. Vì vậy, chúng ta phải sẵn sàng đến bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ gì được giao".
Có một cảm giác cho rằng đây quả là một sự trùng hợp quá ngẫu nhiên khi mà tất tất cả các tàu sân bay, biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ, chỉ trong một tuần tập trung về đậu trong các quân cảng của nước Mỹ, trước khi vị tổng thống đương nhiệm phải chuẩn bị giao lại văn phòng của mình.
Một Tổng thống vốn vừa đưa ra tuyên bố cáo buộc việc nước Nga can thiệp vào cuộc bầu cử chống lại một một siêu cường thứ nhất của thế giới và gây căng thẳng bằng cách trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao của 1 cường quốc trong vòng 72 giờ.
Một đô đốc làm việc ở Lầu Năm Góc chán nản nói: "Tôi nghĩ rằng chúng ta đang tạo điều kiện cho một cuộc tấn công vào nước Mỹ, tôi không thể làm được một điều chết tiệt gì với tình huống này vì Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của chúng ta đã làm điều đó."
Một sĩ quan hải quân cao cấp khác đưa ra những bình luận khá bi đát trong tình huống này:
"Trong thời gian này, Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan, và nếu họ thích, có thể uy hiếp Nhật Bản. Bắc Triều Tiên có thể tấn công Hàn Quốc, Nga có thể tiến vào Ukraine và tất cả các quốc gia Ai Cập có thể tấn công Israel. Vào thời điểm này, Mỹ không có khả năng đáp trả với bất kỳ mối đe dọa nào, tất cả sẽ kết thúc. "
“Như vây, tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa toàn bộ quân đội Mỹ vào tình huống có thể bị đánh bại trên toàn thế giới trong vòng một tuần”.
NT