Theo các cơ quan tình báo Mỹ, tài liệu này phanh phui "những động cơ và giới hạn trong ý định" của Matxcơva về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và tác động đến dư luận Mỹ với sự hỗ trợ của "công cụ mạng" cùng với chiến dịch truyền thông.
Các tác giả khẳng định rằng chính quyền Nga đã cố gắng ngăn chặn không cho Hillary Clinton trở thành tổng thống, "bôi nhọ" bà Hillary trong con mắt công dân Mỹ và phá hoại tiến trình dân chủ ở Mỹ. Cũng theo tài liệu nói trên, dường như đích thân ông Vladimir Putin đã ra lệnh tiến hành "chiến dịch" này. Cũng chính ông Putin cùng với chính phủ Nga đã tìm cách để đẩy tăng cơ hội thắng lợi của Donald Trump, tình báo Mỹ khẳng định như vậy.
Báo cáo khẳng định rằng trên thực tế Nga có lối tiếp cận các Ủy ban bầu cử tại Mỹ. Trong đó các tác giả lại thừa nhận rằng hệ thống bị "tin tặc Nga tấn công" không liên quan với việc kiểm phiếu bầu.
WikiLeaks đã cười nhạo nguồn thông tin mà từ đó các cơ quan tình báo Mỹ dựa vào để xây dựng bản báo cáo về “sự can thiệp của Nga” trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
WikiLeaks bình luận về đoạn báo cáo nói rằng các tác giả các tài liệu đã tham gia phân tích các hành vi "tỏ ra trung thành với Kremlin của các chính trị gia, các phương tiện truyền thông Nhà nước và những thành viên thân Kremlin trong các mạng xã hội".
Trước đó, tình báo Mỹ đã công bố bản báo cáo về "sự can thiệp của Matxcơva" trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Báo cáo lập luận rằng tổng thống Vladimir Putin đã đích thân ra lệnh tác động vào diễn biến bầu cử ở nước Mỹ.
Ngoài ra, một phần đáng kể của tài liệu dành nói về vai trò "ảnh hưởng" của hãng tin Sputnik và kênh truyền hình RT. Những tố cáo tương tự nhiều lần vang lên nhắm vào Matxcơva tuy nhiên chưa bao giờ cung cấp được bằng chứng xác thực. Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc.