|
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc đã biến thành bạo loạn ở nhiều thành phố trên khắp nước Nỹ (Ảnh: AP). |
Tính đến ngày 31/5, các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo loạn đã lan ra khắp nước Mỹ; chính quyền hơn 40 thành phố đã áp đặt lệnh giới nghiêm. Khoảng 5.000 lính Vệ binh Quốc gia đã được triển khai tới thủ đô Washington và 16 bang, trong khi 2.000 lính dự bị đang sẵn sàng cơ động.
Một số người đã chết vì bạo lực liên quan đến biểu tình. Ở Indianapolis, một người chết và ba người bị thương sau khi có kẻ xả súng vào đám đông biểu tình. Tại St. Louis, sáng 31/5, một người chết sau khi những người biểu tình chặn xa lộ, đốt phá và cướp của từ một chiếc xe tải FedEx.
Tại Chicago, 6 người bị bắn bị thương và một người bị giết vào tối 30/5. Một cảnh sát bị bắn chết bên ngoài tòa án ở Oakland, California tối 29/5.
Tại Detroit, hôm 29/5, một thanh niên 21 tuổi bị bắn chết trong xe hơi khi diễn ra biểu tình. Một thanh niên 19 tuổi khác cũng trúng đạn và tử vong khi có kẻ nổ súng vào đám đông biểu tình.
|
Tài khoản Weibo đưa thông tin giả về cảnh sát Mỹ xâm hại người biểu tình (Ảnh: Guancha).
|
Các cuộc biểu tình, bạo loạn ở Mỹ đã trở thành “bữa tiệc” của giới truyền thông và các trang mạng xã hội. Tại Trung Quốc, tin tức về các cuộc biểu tình ở Mỹ được các trang mạng xã hội “ưu ái” đến mức trang tin Hoa ngữ Đa Chiều phải lên tiếng cảnh báo về thái độ “hả hê, giễu cợt” trước sự hỗn loạn ở Mỹ trong các cư dân mạng trong nước ở Trung Quốc.
Mặt khác, trên mạng Trung Quốc đã xuất hiện nhiều “fake news” liên quan đến các cuộc biểu tình (thông tin giả) gây lầm lẫn, thậm chí tác động xấu đến dư luận. Trang tin Guancha ngày 1/6 đã đăng bài lật tẩy một số “fake news”, lan truyền trên mạng weibo, kêu gọi mọi người “không bịa đặt, không truyền bá” những tin tức kiểu này.
|
Nhưng thực ra đây là ảnh trong sự kiện xảy ra năm 2011 (Ảnh Guancha).
|
Bài báo đã dẫn ra một số trường hợp điển hình:
Lúc 14h25,một tài khoản weibo đưa lên bức ảnh một người đàn ông đang có hành động xấu với một phụ nữ, kèm theo là bài viết: “Cảnh sát Mỹ thừa cơ xâm hại tình dục một người biểu tình là phụ nữ. Đề nghị các báo Tân Kinh, The Paper và báo chí Trung Quốc hãy đứng ra nghiêm khắc tố cáo hành vi bạo hành của cảnh sát Mỹ!”. Tuy nhiên, qua điều tra thì đây là hình ảnh cảnh sát Mỹ giải tán phong trào “Chiếm lĩnh Phố Wall” năm 2011. Mọi người có thể clic vào đây để xem lại hình ảnh này khi trước.
Một tại khoản weibo khác lúc 08h46’ ngày 1/6 đưa lên bức ảnh những người biểu tình mang theo quốc kỳ Trung Quốc, kèm theo đoạn viết “Đừng trách chúng tôi. Chúng tôi là nước đang phát triển không quản được chuyện bê bối của nước siêu cường các người. Xin tặng các người một cuốn Tuyển tập Mao Trạch Đông bản mới vậy”.
|
Ảnh được photoshop thêm 2 lá cờ Trung Quốc (Ảnh: Guancha).
|
|
...Và bức ảnh gốc được đăng tải từ lâu (Ảnh: Guancha).
|
Tuy nhiên, qua tìm kiếm thì đây là bức ảnh đã được PS thêm các các cờ Trung Quốc. Ảnh gốc được một tài khoản chữ Hàn đăng tải từ lâu.
Một tài khoản khác đăng tải hình ảnh những người biểu tình giương các khẩu hiệu chữ Trung Quốc với nội dung “Súng đẻ ra chính quyền” và “Nước có thể chở thuyền cũng có thể lật thuyền”. Tuy nhiên, khi truy tìm thì người ta thấy đó là hình ảnh xuất hiện trong cuộc biểu tình chống súng đạn ở bang Virginia hồi tháng 1 năm nay được đăng trên tài khoản weibo Sina Quân sự ngày 21/1/2020 kèm bài viết: “Bang Virginia bước vào tình trạng khẩn cấp, xuất hiện biểu ngữ tiếng Trung. Thống đốc bang tuyên bố bang này ở trong tình trạng khẩn cấp. Hôm thứ Hai, rất nhiều người ủng hộ Tu chính án thứ 2 ủng hộ quyền được mang súng đã tụ tập ở Richmond. Tình hình có thể mất kiểm soát”.
|
Bức ảnh được cho là người biểu tình chống phân biệt chủng tộc mang biểu ngữ "Súng đẻ ra chính quyền"...
|
|
...Thực ra là ảnh cũ đã được đăng từ hồi tháng 1/2020 (Ảnh: Guancha).
|
Xin hãy cẩn trọng với những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng.