Tìm hiểu súng phóng lựu nhiệt áp quân đội Nga (P2)

Uy lực dữ dội và hiệu quả tác chiến cao của súng phóng lựu nhiệt áp tại chiến trường Chesnia thúc đẩy các kỹ sư quân khí chế tạo súng nhiệt áp đặc biệt dành cho các cuộc chiến trên địa hình đồi núi phức tạp và trong thành phố. Đó là RPO-M và RPO-A.
Bắn súng phóng lựu nhiệt áp
Bắn súng phóng lựu nhiệt áp

Hai loại vũ khí lửa có hiệu quả tác chiến cao ở hai vùng địa hình đặc thù riêng biệt là súng phóng lựu nhiệt áp RPO-M/RPO PMD Shmel-M và RPO-A.

1- Súng phóng lựu nhiệt áp RPO-M/RPO PDM Shmel-M

Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Afganistan đòi hỏi các loại vũ khí cháy nổ phải có sức công phá mạnh hơn nữa nhằm giải quyết các mục tiêu khó khăn như hang động và các điểm chốt phòng ngự dựa vào địa hình tự nhiên như các sườn núi, đồi trọc mà các loại vũ khí bắn thẳng của hỏa khí đi cùng không có tác dụng. Chính vì vậy các kỹ sư Tula đã nỗ lực phát triển các loại vũ khí lửa có khả năng không chỉ công phá mà còn tạo sức ép tiêu diệt sinh lực địch bên trong, đó chính là súng phóng lựu nhiệt áp RPO/RPO PDM Shmel và Shmel –M.

Súng được biên chế trang bị trước hết cho binh chủng phòng hóa, nhưng do điều kiện tác chiến đồi núi phức tạp, nên được thiết kế để sử dụng trong các lực lượng bộ binh cơ giới và đặc nhiệm. Trên thao trường thử nghiệm, súng phá hủy hầu hết các công trình mục tiêu như lô cốt, ụ súng vững chắc và đốt cháy mọi thứ bên trong, phá hủy tất cả các công trình xây dựng như nhà cửa kiên cố thấp tầng, xe thiết giáp. Sau thử nghiệm loại đạn này, mọi công trình và trang thiết bị mục tiêu đều phải làm lại từ đầu.

Tìm hiểu súng phóng lựu nhiệt áp quân đội Nga (P2) ảnh 1
Mang vác và sử dụng súng RPO -M trong điều kiện rừng núi

Súng phóng lựu nhiệt áp sử dụng một lần và bộ phận kính ngắm, cò súng sử dụng nhiều lần được phát triển tại Nhà máy chế tạo thiết bị Thành phố Tula trên cơ sở của súng phóng lựu nhiệt áp RPO-A. Được đưa vào biên chế sử dụng vào năm 2004. Trên mạng Internet gọi súng phóng lựu nhiệt áp này là RPO-2 "Prize".

Tìm hiểu súng phóng lựu nhiệt áp quân đội Nga (P2) ảnh 2
Súng phóng lựu nhiệt áp RPO-M "Shmel”

Tương tự như súng RPO-A, súng dành cho một người sử dụng với giá đeo súng có 2 khẩu RPO. Súng sử dụng bộ phận ngắm cơ khí có kính quang học. Có thể lắp kính ngắm quang học và kính ngắm đêm. Súng có cỡ nòng - 90 mm, chiều dài - 940 mm, khối lượng súng phóng lựu - 8.8 kg, theo thông số ghi trong tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng, súng có tầm bắn xa nhất - 1700 m, tầm bắn ghi trên thước ngắm - 800 m, tầm bắn thẳng hiệu quả với mục tiêu cao 3.5 m - 300 m

Súng gồm hai bộ phận chính: ống phóng đạn phóng lựu và đạn phóng lựu nhiệt áp

Ống phóng đạn phóng lựu - Ống phóng và đựng đạn nhiệt áp sử dụng một lần, được lắp bộ phận ngắm và cò sử dụng nhiều lần.

Tìm hiểu súng phóng lựu nhiệt áp quân đội Nga (P2) ảnh 3
Súng phóng lựu nhiệt áp RPO-M Shmel-M, đạn phóng lựu và bộ phận ngắm – cò súng

Đạn phóng lựu – được lắp liều phóng phản lực, gắn liền với đầu đạn. Liều phóng sẽ cháy hoàn toàn khi đạn phóng lựu bay ra khỏi nòng súng.

Đạn dành cho súng phóng lựu RPO PDM-A sử dụng đạn có chứa hỗn hợp nổ nhiên liệu thuốc nổ khí (thermobasic) đạn tạo vụ nổ nhiệt áp bao chùm ( sau đây gọi tắt là nhiệt áp).

Đạn cháy nổ không cần kích nổ, công suất hiệu dụng vụ nổ tương đương với lựu pháo hạng nặng 152mm đạn nổ phá mảnh. Phía đầu của đạn nhiệt áp có khối nổ lõm được dùng để phá hủy vật cản. Nếu so sánh với đạn nhiệt áp của súng RPO-A thì áp lực nổ phá của đạn mạnh hơn đến 2 lần.

Khối lượng hỗn hợp cháy nổ - 3.2 kg
- 2004 . – Súng phóng lựu nhiệt áp được biên chế vào lực lượng vũ trang Liên bang Nga.
- 2011 . – Trong khuôn khổ hiện đại hóa vũ khí trang bị giai đoạn 2011-2020. Có kế hoạch biên chế trang bị cho các đơn vị trong quân đội Liên bang súng phóng lựu nhiệt áp RPO PMD-A.

2- Súng phóng lựu nhiệt áp МРО-А.

Cuộc chiến Chesnia, các chiến sĩ phải tác chiến trong địa bàn dân cư, nhà và các công trình xây dựng dày đặc đã hạn chế đáng kể hiệu quả của các loại vũ khí tầm xa. Cố thủ và luồn từ nhà này sang nhà khác, từ khu phố này sang khu phố khác trong điều kiện khoảng cách hai bên rất gần buộc các chiến sĩ phải gần như cận chiến. Điều đó khiến tổn thất sinh lực tăng cao. Bộ binh cơ giới cần được trang bị các loại vũ khí có khả năng đánh gần, phá hủy và tiêu diệt sinh lực của lực lượng khủng bố ngay tại chỗ. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến súng nhiệt áp MPO-A ra đời.

Súng phóng lựu nhiệt áp loại nhỏ cá nhân sử dụng đạn nhiệt áp (đầu đạn với hỗn hợp thermobasic). Vũ khí được phát triển bởi tổ hợp nghiên cứu phát triển các loại vũ khí trang bị phi điều khiển GNPP "Bazalt” tại Moscow dựa trên cơ sở của súng phóng lựu tấn công RSG-2.

Súng được trang bị cho các đơn vị thuộc binh chủng hóa học và sau đó là bộ binh cơ giới, nhẹ hơn, khả năng phá hoại, hủy diệt thấp hơn so với RPO-A Shmel. MPO-A được đưa vào biên chế năm 2004.

Tìm hiểu súng phóng lựu nhiệt áp quân đội Nga (P2) ảnh 4
Súng phóng lựu nhiệt áp MRO-A (МРО-А)

Súng có cỡ nòng 72.5 mm, chiều dài - 900 mm, khối lượng súng phóng lựu nhiệt áp - 4.7 kg, khối lượng đạn cùng với liều phóng phản lực - 2.9 kg, tầm bắn xa nhất - 450 m

Bộ phận ngắm – Kính ngắm cơ khí với thước ngắm và ống kính tương tự như súng RPO-A Shmel. Tầm bắn trên thước ngắm - 300 m; Tầm bắn thẳng với mục tiêu cao 2m - 90 m

Đạn nhiệt áp – Đầu đạn phóng lựu được ổn định quỹ đạo bay bằng bộ phận ổn định sử dụng cánh ổn định tạo góc quay. Cánh ổn định có thể gấp lại được. Liều phóng – phản lực sẽ cháy hết súng khi đạn thoát khỏi ống phóng.

Tìm hiểu súng phóng lựu nhiệt áp quân đội Nga (P2) ảnh 5
Súng và đạn phóng lựu nhiệt áp hạng nhẹ MRO-A

Các loại đạn của súng bao gồm có:
- MRO-A: Đạn nổ cháy nhiệt áp (thermobasic) trong đạn còn bổ xung thêm các mảnh đạn nổ phá, khi nổ, mảnh đạn văng với vận tốc lên tới 1000m/s. Nhận biết là 2 vạch sơn đỏ trên ống phóng.
- MRO-D: Đạn khói, được sử dụng để tạo màn khói dày đặc. Nhận biết là một vạch sơn màu đỏ trên ống phóng đạn.
- MRO-Z: Đạn cháy: khi đạn nổ, hỗn hợp chất cháy sẽ tạo ra các đám cháy trên khu vực địa hình trống trải và cháy trong các công trình xây dựng (nhà cửa, chung cư, building, hầm, công sự cố thủ….Nhận biết, một vạch sơn vàng trên ống phóng đạn.
- MRO-DZ: Đạn hỗn hợp chất cháy và chất tạo khói mù, tấn công các công trình xây dựng có cấu trúc phức tạp.

Trịnh Thái Bằng theo InfoNet