TikTok phát triển thương mại điện tử trực tiếp trên ứng dụng cho thị trường Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đặt mục tiêu duy trì sự hiện diện ở Mỹ và tăng doanh thu, TikTok đang phát triển ứng dụng thành điểm trải nghiệm mua sắm trực tiếp, cho phép các thương hiệu quảng cáo giới thiệu và bán hàng trên nền tảng này.
Logo TikTok. Ảnh minh họa TechCrunch
Logo TikTok. Ảnh minh họa TechCrunch

TikTok tiếp tục nỗ lực chuyển hóa ứng dụng chia sẻ video ngắn thành một điểm đến mua sắm, giới thiệu nhiều thương hiệu hơn cho sáng kiến ​​Cửa hàng “TikTok Shop”, cho phép các công ty bán hàng trực tiếp trên ứng dụng với khả năng thanh toán đầy đủ.

TikTok bắt đầu thử nghiệm Shop ở Mỹ vào tháng 11/2022 và hiện một số thương hiệu đang bán hàng trên TikTok là một phần của giai đoạn thử nghiệm ban đầu này.

Theo bản tin từ Ad Age , các công ty như thương hiệu may mặc PacSun, Revolve và Willow Boutique, thương hiệu làm đẹp KimChi Chic hiện đang tham gia thử nghiệm tính năng mua sắm này. Người dùng muốn mua sản phẩm của những thương hiệu này có thể nhấn vào biểu tượng túi mua sắm trên hồ sơ của thương hiệu để xem danh mục sản phẩm, hoàn tất quy trình thanh toán mà không cần rời khỏi ứng dụng của TikTok.

Mua sắm trực tiếp trên TikTok Shop. Ảnh Ad Age

Mua sắm trực tiếp trên TikTok Shop. Ảnh Ad Age

Trong cuộc phỏng vấn với TechCrunch, công ty đã xác nhận, TikTok Shop ở Mỹ “vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm”, kể từ tháng 11 nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin nào về thời gian mở rộng cho các thương hiệu khác.

Mặc dù người dùng có thể mua sản phẩm thông qua quảng cáo trên TikTok từ lâu nhưng trước đây khách hàng được đưa đến trình duyệt web ứng dụng mua hàng của các trang thương mại. Với TikTok Shop, quy trình thanh toán diễn ra trực tiếp trong ứng dụng chia sẻ video ngắn, khiến trải nghiệm trở nên tự nhiên và liền mạch hơn. Đây cũng là cách Instagram Shop hoạt động.

Ngoài thị trường Mỹ, TikTok Shop đã có mặt tại một số thị trường chọn lọc như Indonesia, Việt Nam và Singapore trong gần một năm. Những thông tin trước đây cho biết, TikTok đã hủy bỏ kế hoạch đưa Shop đến Mỹ và các khu vực khác của Châu Âu sau khi liên doanh này đối mặt với những chỉ trích từ phía các nhà lập pháp Mỹ và giành sự quan tâm ở Anh. Lúc này, TikTok dường như tin tưởng rằng giải pháp này sẽ có được sự quan tâm của cộng đồng đồng thời tạo ra được thị trường tiềm năng cho Shop ở Mỹ với những thử nghiệm đang được thực hiện.

Ngoài TikTok Shop, công ty cũng đang đầu tư vào những tính năng mua sắm khác. Tháng 3/2022, ứng dụng chia sẻ video ngắn hợp tác với Instacart để cho phép những người sáng tạo đồ ăn tạo danh sách có thể mua được, liên kết với các video công thức.

Cuối tháng 6, TikTok bắt đầu thử nghiệm một nguồn cấp dữ liệu hàng hóa mua sắm chuyên dụng, đóng vai trò là trung tâm cho những sản phẩm được bán trong TikTok Shop và ở một số thị trường chọn lọc. Ngoài ra, doanh nghiệp thử nghiệm mua sắm trực tiếp ở các thị trường khác nhau như Anh và một số quốc gia Đông Nam Á.

Khi TikTok tiếp tục phát triển những tính năng mua sắm, các ứng dụng của đối thủ cạnh tranh đang giảm những nỗ lực phát triển thương mại điện tử. Instagram đã xóa tab cửa hàng vào tháng 1/2023 và thông báo trong tháng này rằng sẽ ngừng cung cấp tính năng mua sắm trực tiếp .

Facebook cũng đóng cửa tính năng mua sắm trực tiếp vào tháng 8/2022. Ngược lại, Amazon đã thử nghiệm mua sắm trực tiếp ở nhiều thị trường khác nhau. Tháng 5/2022, YouTube giới thiệu các tính năng mua sắm trực tiếp mới như cho phép hai người sáng tạo cùng phát trực tuyến trong một chương trình video.

Không có nhiều bằng chứng cho thấy, những thử nghiệm này đã thúc đẩy lượng thương mại trực tuyến tăng đáng kể ở các thị trường phương Tây cũng như ở châu Á. Những thông tin thống kê cho rằng, ở Mỹ thương mại mạng xã hội chỉ chiếm 5% doanh số bán hàng của thương mại điện tử .

Thực tế này có thể là do sự khác biệt về văn hóa trong cách ứng dụng được sử dụng trên các thị trường. Nhưng cũng rất khó để theo dõi tất cả những thay đổi cách mua sắm do bị ảnh hưởng từ các ứng dụng để mua một sản phẩm trong không gian mạng xã hội. Một số giao dịch thương mại điện tử có thể không diễn ra ngay lập tức bằng phương thức sử dụng các liên kết trực tiếp được chia sẻ bởi một thương hiệu hoặc người sáng tạo.

Tuy nhiên, nội dung video hoặc quảng cáo của thương hiệu có thể thúc đẩy doanh số bán hàng sau đó sau khi người tiêu dùng nhìn thấy nhiều quảng cáo kỹ thuật số hơn như tự tìm kiếm sản phẩm trên Google hoặc Amazon hoặc truy cập vào trang web của nhà bán lẻ.

Mặc dù vậy, cụm từ “ TikTok khiến tôi mua nó ” trở nên phổ biến vì khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng của ứng dụng video. Trên internet, thuật ngữ này hiện có 7,4 tỉ lượt xem trên TikTok và hashtag (thẻ có gắn #) có 42,6 tỉ. Những tính năng mua sắm trong ứng dụng không chỉ thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn mà còn có thể giúp các thương hiệu và doanh nghiệp theo dõi sản phẩm và khách hàng.

Theo TechCrunch