|
Hai cựu thành viên ban lãnh đạo FARC tuyên bố tổ chức lại lực lượng vũ trang để tiếp tục chiến đấu chống chính phủ Colombia, tiến trình hòa bình ở Colombia có nguy cơ tan vỡ. (Ảnh: VCG - Đa Chiều) |
Trong một bài phát biểu video dài gần 30 phút, ông Ivan Marquez nói rằng kể từ khi Tổng thống Colombia Ivan Duque nhậm chức vào tháng 8 năm 2018 đến nay, hàng trăm cựu thành viên FARC đã bị giết hại và chính phủ đã gây thất vọng trong việc thực thi thỏa thuận hòa bình. Ông và các chiến hữu quyết định cầm lại vũ khí và bắt đầu “một giai đoạn đấu tranh vũ trang mới” và sử dụng danh hiệu “Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia – FARC”. Hiện chưa rõ đoạn video này được ghi ở đâu và có tất cả bao nhiêu cựu nhân viên vũ trang FARC đã tham gia tổ chức này. Dư luận lo lắng rằng quốc gia Nam Mỹ này lại một lần nữa chìm đắm vào cuộc nội chiến. Ảnh dưới: đứng bên cạnh Ivan Marquez còn có Seuxis Hernandez, người vừa bị Interpol phát lệnh truy nã Đỏ cùng hơn 20 lính vũ trang khác trong đồng phục rằn ri ngụy trang với súng trong tay.
|
Ngay buổi chiều cùng ngày 29/8, Tổng thống Colombia Ivan Duque đã có bài phát biểu trên truyền hình, tuyên bố trao thưởng 3 tỷ peso Colombia (1 peso Colombia có giá khoảng 0,00029 đô la Mỹ) cho ai bắt giữ được các cựu thành viên FARC như Ivan Marquez, người đã tuyên bố tái tổ chức lực lượng vũ trang. Ông Duque nói Colombia không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa nào. Ông cũng cáo buộc nhóm Marquez được sự ủng hộ của “chính phủ nước ngoài”, nhân danh tổ chức lại lực lượng vũ trang, thực tế là “tham gia vào các hoạt động tội phạm”. Ảnh dưới: Tổng thống Ivan Duque tuyên bố trao thưởng 3 tỷ peso cho việc bắt giữ ông Ivan Marquez.
|
Ông Miguel Sevallos, Cao ủy hòa bình của chính phủ Colombia, nói, hành động của Marquez và những người theo ông ta cho thấy họ đã xé bỏ thỏa thuận hòa bình và chính phủ Colombia “không hề cảm thấy bất ngờ”. Cùng ngày, ông Rodrigo Londono một cựu lãnh đạo của FARC, người đã thành lập và trở thành Chủ tịch Đảng Quyền lực Cách mạng đại chúng sau hiệp định hòa bình, đã nói rằng bất chấp những khó khăn trong tiến trình hòa bình, sau khi giải giới tuyệt đại đa số các thành viên cũ của FARC đã vẫn nỗ lực cho hòa bình. Ảnh dưới: ông Rodrigo Londono được phỏng vấn ở Bogota, Colombia ngày 15/8.
|
FARC là một trong những tổ chức chống chính phủ cánh tả đã đối đầu chính phủ Colombia trong hơn 40 năm, từng bị Mỹ và Liên minh châu Âu liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Với nỗ lực hòa giải của quốc tế, vào tháng 6 năm 2016, FARC và chính phủ Colombia đã ký một thỏa thuận ngừng bắn và ký Hiệp định hòa bình vào tháng 11 cùng năm. Ảnh dưới: ngày 23/6/2016, sau khi Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos (thứ hai từ trái sang) và lãnh đạo FARC Rodrigo Londono (thứ hai từ phải sang) ký thỏa thuận ngừng bắn cuối cùng ở Havana, Cuba, Tổng thống Santos và lãnh đạo Cuba Raul Castro (giữa) bắt tay nhau.
|
Được thành lập vào năm 1964, FARC từng là lực lượng vũ trang chống chính phủ lớn nhất và có tổ chức chặt chẽ nhất ở Colombia. Cuộc xung đột với các lực lượng chính phủ trong nửa thế kỷ đã giết chết hơn 200.000 người và hàng triệu người bỏ nhà ra đi. Ảnh dưới: ngày 29/4/2000, Manuel Marulanda (trước) người sáng lập và chỉ huy tối cao của FARC đến San Vicente del Caguan (thị trấn miền nam Colombia) thuộc vùng kiểm soát của FARC và tham gia “Nghi thức của phong trào Boliva”.
|
Từ năm 2012, chính phủ Colombia và FARC bắt đầu tiến hành đàm phán hòa bình. Ngày 24/11/2016, Tổng thống Colombia Santos và thủ lĩnh FARC Rodrigo Londono bắt tay nhau tuyên bố trước thế giới chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài tới 52 năm. Ảnh dưới: ngày 20/2/2002, những người lính vây quanh một chiếc máy bay bị cướp bởi FARC, buộc phải hạ cánh xuống một vùng nông thôn gần Hobo thuộc tỉnh Naiva, miền nam Colombia.
|
Sau khi ký hiệp định hòa bình cuối cùng, khoảng 7.000 lính chiến đấu của FARC đã ra khỏi rừng và trao vũ khí cho các quan sát viên của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, một số ít du kích đã gia nhập các nhóm buôn bán ma túy và tình hình ở Colombia vẫn bất ổn, khiến nhiều người dân thấy thất vọng. Ảnh dưới: ngày 28/2/2017, vũ khí của FARC được cất giữ tại doanh trại La Carmelita gần cảng Ashi, Putumayo, tây nam Colombia.
|
Sau khi ký hiệp định hòa bình với chính phủ vào năm 2016, FARC, đã giải giáp vũ trang và thành lập đảng chính trị Đảng Quyền lực Cách mạng đại chúng; cả ông Ivan Marquez và Seuxis Hernandez đều tham gia ban lãnh đạo đảng và có được ghế trong quốc hội. Ảnh dưới: ngày 6/1/2016, nữ chiến binh FARC 20 tuổi Juliana nghỉ ngơi trong chuyến đi bộ ở dãy Andes.
|
Tuy nhiên, do bất mãn với thái độ của chính phủ trong việc thực thi thỏa thuận hòa bình, Ivan Marquez từ lâu đã vào ẩn náu trong rừng nhiệt đới; còn Seuxis Hernandez thì bị cáo buộc tham gia hoạt động buôn lậu ma túy sau hiệp định hòa bình, bị cảnh sát Colombia bắt và giam giữ đến tháng 5/2019 mới được phóng thích, nhưng từ chối thực hiện nhiệm vụ của mình tại Quốc hội rồi biến mất vào ngày 30/6. Sau đó rộ lên tin đồn ông đã trở lại rừng và tái hợp cùng Ivan Marquez. Ảnh dưới: ngày 17/5/2019, các lính gác áp giải cựu lãnh đạo FARC Seuxis Hernandez tại nhà tù ở Bogota, Colombia.
|
Quân đội Colombia ước tính có khoảng 2.300 thành viên FARC từ chối tham gia vào tiến trình hòa bình. Họ tiếp tục ở lại một số vùng núi và tham gia hoạt động bạo lực bất hợp pháp. Ảnh dưới: ngày 22/2/2011, nhân viên nghĩa trang đã mang hài cốt của thủ lĩnh du kích FARC Victor Suarez Rojas tới nhập ngôi mộ của ông ở Bogota.
|
Nhập mô tả ảnh
|
Dư luận phân tích cho rằng việc các cựu thành viên FARC tái vũ trang sẽ tạo nên sự không xác định cho tiến trình hòa bình của Colombia, và không loại trừ khả năng chính trị vũ trang biến đổi thành các băng đảng và nhóm tội phạm, làm gia tăng bất ổn an ninh ở các vùng núi xa xôi. Ảnh dưới: ngày 15/12/2004, cảnh sát đã bắt được thành viên chỉ huy du kích Rodrigo Granda, ông ta thét lớn “FARC muôn năm!”.
|
(Theo Đa Chiều)