Tiến trình chuyển đổi số (kỳ 1): Nền tảng của chuyển đổi số
Tiến trình chuyển đổi số (kỳ 2): Cơ chế của chuyển đổi số
Tiến trình chuyển đổi số (kỳ 3): Cách thức để chuyển đổi số
Công nghệ số và dữ liệu số đã cho phép có những sự phát triển đột phá về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML).
Có thể khẳng định, chuyển đổi số không phải là một dự án công nghệ thông tin. Đó là một sự chuyển đổi toàn bộ tiến trình tổ chức và vận hành hoạt động kinh doanh của một tổ chức.
Vậy, đâu là những phương tiện chính để thực hiện tiến trình chuyển đổi số này?
Có 6 nhóm phương tiện chính để thực hiện tiến trình chuyển đổi số của một tổ chức kinh doanh.
KỲ CUỐI: PHƯƠNG TIỆN ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Chúng ta không thể tách rời sản phẩm và dịch vụ như tư duy kinh doanh truyền thống. Sản phẩm và dịch vụ phải được tích hợp thành một tổng thể sản phẩm-dịch vụ để tạo ra sự đột phá về giá trị.
Tư duy mạng lưới (hình thành các hệ sinh thái) và nền tảng (platform) (hệ điều hành hệ sinh thái) trong môi trường số đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta tư duy thiết kế.
Thay vì thiết kế ra sản phẩm hay dịch vụ, chúng ta cần phải tích hợp sản phẩm-dịch vụ và gắn chúng vào một mạng lưới/nền tảng như một kết quả tổng thể cuối cùng của cái chúng ta vẫn gọi là thiết kế sản phẩm/dịch vụ trước đây.
Nền tảng (platform) là hình thái tổ chức thống trị trong thế kỷ 21, là hình thái định hình cơ chế vận hành của tổng thể trong kỷ nguyên số.
Tích hợp được sản phẩm-dịch vụ để vận hành hiệu quả trong một nền tảng, do vậy, trở thành trọng tâm của tư duy thiết kế sản phẩm-dịch vụ. Đi cùng với đó là một chiến lược dữ liệu để tối đa hóa và tạo ra sự đột phá giá trị cho các sản phẩm-dịch vụ này dựa trên nền tảng.
Sự chuyển đổi là một tiến trình tiệm tiến, từng bước, chuyển hóa từng bước từ bên trong, chứ không phải là một trạng thái đứt đoạn, đột ngột.
Phương thức tái tạo kép là một cơ chế cho phép chuyển đổi các mô hình tổ chức từ trạng thái thứ bậc (hieararchy) sang trạng thái ngang hàng (heterarchy). Đồng thời, cho phép các tổ chức vượt qua được những thách thức mà tiến trình chuyển đổi số đặt ra với những sự chuyển đổi về phương thức cạnh tranh, sự gián đoạn công nghệ (technological discontinuities), sự biến đổi không ngừng của thách thức và cơ hội, cũng như năng lực đổi mới sáng tạo liên tục và thử nghiệm nhanh.
Một hệ thống sáng kiến chiến lược mục tiêu (SOI – Strategic Objective Initiatives) là giải pháp được chúng tôi kiến tạo nên nền tảng của phương thức tái tạo kép này.
Nó cho phép các tổ chức kinh doanh có một khung khổ để linh hoạt định hình toàn bộ các hoạt động chuyển đổi theo cơ chế vận hành theo nền tảng.
Hiệu quả của phương thức tái tạo kép được đo lường bằng sự gắn kết chặt chẽ và hiệu quả của con người và công nghệ trong các tiến trình chuyển đổi mới được định hình.
Như David L. Rogers – tác giả của cuốn Cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số - đã viết: “Trong thời đại kỹ thuật số, doanh nghiệp cần đổi mới theo một cách hoàn toàn khác, dựa vào thử nghiệm nhanh cũng như học tập liên tục. Thay vì tập trung vào một sản phẩm cuối cùng, cách tiếp cận này tập trung vào việc xác định đúng vấn đề và sau đó phát triển, thử nghiệm, học tập rút kinh nghiệm từ nhiều phương án khả thi khác nhau”.
Với tiến trình chuyển đổi số, các tổ chức kinh doanh phải có lợi thế cạnh tranh động. Nghĩa là lợi thế có được từ năng lực kiến tạo nên khả năng cạnh tranh trên cơ sở thu thập, phân tích, xử lý và đề ra giải pháp trên nền tảng dữ liệu thực.
Sự phát triển của công nghệ số và dữ liệu số hiện nay đã giúp cho việc đổi mới sáng tạo và thử nghiệm nhanh để đưa ra các ý tưởng mới dễ dàng và nhanh hơn, với chi phí thấp hơn, nguồn lực yêu cầu thấp hơn.
Các cách thức đổi mới sáng tạo cũng có thể linh hoạt hơn, nhưng càng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh động.
Bởi lẽ, việc tăng tốc đưa ra các ý tưởng mới, khả năng cá thể hóa các ý tưởng, cũng như cho phép đổi mới liên tục, việc đưa ra thị trường, tiếp cận và nhận phản hồi cũng nhanh hơn, với chi phí thấp hơn, ít rủi ro hơn.
Mục tiêu của đổi mới sáng tạo và thử nghiệm nhanh là tạo ra năng lực thích ứng hiệu quả với môi trường biến động không ngừng và áp lực học tập liên tục.
Doanh nghiệp cần có một năng lực số và năng lực dữ liệu để duy trì năng lực đổi mới sáng tạo và thử nghiệm nhanh, cũng như có một chiến lược quản trị tri thức hiệu quả mới có thể kiến lập được vị thế trong ngành.
Chuyển đổi số là một tiến trình mang tính phương tiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Như đã phân tích, tiến trình này đưa đến và đòi hỏi một sự chuyển đổi về bản chất các nguồn lực tạo thành giá trị, về cách thức con người giao tiếp, và phương thức phát triển.
Bộ điều hướng ESG sẽ giúp định hướng mô hình kinh doanh để đảm bảo các sản phẩm-dịch vụ được thiết kế đi theo đúng giá trị đã được tuyên bố, và điều hướng chúng trong các tiến trình vận hành của mô hình hoạt động để tạo lập nên các giá trị này theo đúng cách đã được kiến lập.
Bộ điều hướng ESG giúp doanh nghiệp có thể huy động được các nguồn vốn đầu tư ngày một hiệu quả hơn trong môi trường mới với những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe và cao hơn về chất lượng môi trường trong tiến trình hoạt động kinh doanh.
E-Environment (Môi trường) gắn liền với dữ liệu, cho phép toàn bộ sự vận hành của tổ chức kinh doanh có thể quản trị, kiểm soát và thích ứng hiệu quả với các yếu tố môi trường.
S-Social (Xã hội) gắn liền với các giải pháp công nghệ, cho phép tổ chức kinh doanh có một bộ chỉ hướng giúp ra quyết định trong việc đầu tư, ứng dụng và áp dụng các công nghệ gắn liền với trách nhiệm xã hội và tạo ra giá trị dựa trên sự đồng phát triển.
G-Governance (Quản trị) gắn liền với nền tảng (platform) – hệ điều hành doanh nghiệp – cho phép tổ chức kinh doanh định hình văn hóa tổ chức và thiết kế tổ chức ngày càng trở nên minh bạch hơn, hiệu quả hơn và gắn kết với một xã hội mạng lưới hiệu quả.
Bộ điều hướng ESG do vậy cũng là công cụ hiệu quả giúp tổ chức kinh doanh định vị được giá trị cốt lõi, vùng lợi nhuận, tiến trình hoạt động và các bên liên quan một cách hợp lý và hiệu quả.
Trong tiến trình chuyển đổi số, dữ liệu trở thành đầu vào thiết yếu và cũng là nền tảng để tạo nên sự đột phá giá trị.
Tuy nhiên, giá trị đạt được từ sự đột phá này không hình thành theo cách thức truyền thống như cách chúng ta tạo ra lợi nhuận/giá trị từ các sản phẩm-dịch vụ theo phương thức truyền thống.
Phương thức mới để kiến tạo nên giá trị này (phương thức vốn hoá dữ liệu) được tích hợp từ 3 cấu thành:
(i) chiến lược hạng mục cho phép tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh động;
(ii) thiết kế sản phẩm-dịch vụ dựa trên dữ liệu cho phép chuyển hóa hạng mục thành các giá trị thông qua việc đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của thị trường;
(iii) cấu trúc hóa dữ liệu để tạo ra vòng xoắn ốc giá trị (tiền – niềm tin – tiềm năng – mặc định) để tạo ra sự đột phá về giá trị từ giá trị đã đạt được thông qua việc đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của thị trường.
Vốn hóa dữ liệu (data-capitalize) là việc chuyển hóa dữ liệu thành một loại vốn – vốn dữ liệu (data-capital). Đây là hình thái mới của chủ nghĩa tư bản không có tư bản.
Dựa trên khả năng nhúng giá trị vào các sản phẩm-dịch vụ cho phép tái định hình tổ chức thành một hệ thống vận hành trên nền tảng để cho phép khai thác tối ưu các giá trị dựa trên nền tảng hệ sinh thái, thông qua đó dữ liệu trở thành giá trị gia tăng lớn nhất (vốn hóa) và được hiện thực hóa thành các hoạt động cung cấp sản phẩm-dịch vụ thông qua chiến lược hạng mục.
Tiến trình chuyển đổi số đã giúp mở rộng được không gian xã hội mới (metaverse) và hình thành những cách thức phối hợp xã hội mới (không gian lai) cho phép chúng ta vượt qua được “giới hạn sinh thái cơ bản” của loài người.
Đó là sự mở rộng của tập giá trị vào việc lấy con người làm trung tâm và tạo nên một sự kết hợp hài hòa giữa con người và máy móc, nhằm tạo nên một sự phát triển hài hòa.
Nó cho phép con người thích ứng hiệu quả với môi trường tự nhiên-xã hội-con người, để duy trì và phát triển không ngừng sự thịnh vượng của con người.
Thông qua cơ chế thu hẹp khoảng cách giữa thế giới ảo và thế giới thực để mở rộng tối đa không gian phát triển và hình thành nên những cơ chế định hướng theo mục tiêu để tạo ra và gia tăng các giá trị dựa trên nền tảng dữ liệu và thông qua quá trình vốn hóa dữ liệu.
Sự đột phá và công nghệ số và dữ liệu số đã cho phép hình thành nên những giao thức tín nhiệm, giúp con người có thể làm chủ không gian xã hội mới đang được mở rộng ra vô tận, cùng với cách thức phối hợp xã hội mới để chủ động định hình những chiến lược phát triển mới.
Trong đó, con người thay vì bị hạn chế bởi sự tụt hậu của các thể chế lỗi thời sang những thể chế có khả năng thích ứng hiệu quả trên nền tảng (platform) cho phép tạo ra không ngừng những cách thức giao dịch mới.
Sắp diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2022
Lễ trao "Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards” năm 2022 (viết tắt: VDA 2022) sẽ chính thức diễn ra vào lúc 14h30 Chủ nhật tuần này (ngày 09/10), tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, P. Thành Công, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội).
Sự kiện là một hoạt động thiết thực của Ban tổ chức và Hội Truyền thông số Việt Nam nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.
Phát động từ ngày 21/4, VDA 2022 đã tiếp cận hàng nghìn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tiếp nhận gần 400 bộ hồ sơ đề cử gửi về từ toàn quốc.
Sau 02 vòng chấm công tâm, khách quan, toàn diện và trách nhiệm từ các giảm khảo, là những chuyên gia công nghệ, chuyển đổi số uy tín hàng đầu, thuộc 02 Hội đồng Sơ khảo và Chung khảo, Ban Tổ chức đã chọn ra 49 cái tên xứng đáng nhất để vinh danh tại lễ trao giải VDA 2022, chia làm 5 hạng mục:
Hạng mục 1: Sản phẩm, Dịch vụ, Giải pháp Chuyển đổi số tiêu biểu (trao cho 28 tổ chức, doanh nghiệp);
Hạng mục 2: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp Chuyển đổi số xuất sắc (trao cho 07 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp);
Hạng mục 3: Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc (trao cho 07 cơ quan nhà nước);
Hạng mục 4: Sản phẩm, Giải pháp chuyển đổi số vì cộng đồng (trao cho 06 tổ chức, đơn vị);
Hạng mục 5: Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp nước ngoài (trao cho 01 doanh nghiệp).
Lễ trao "Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards" năm 2022 dự kiến sẽ có sự tham dự của hàng trăm đại biểu, khách mời và đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đạt giải và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Sự kiện sẽ được tường thuật trực tiếp trên VietTimes, truyền hình trực tiếp VTC1, VTC Now, VieON, cùng các nền tảng truyền thông xã hội./.
(*)Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) - Hội Truyền thông số Việt Nam