Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để bị động về vaccine COVID-19, thuốc chữa bệnh, sinh phẩm y tế

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Việc tự chủ về thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, kit xét nghiệm để chuẩn bị cho tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào - Thủ tướng lưu ý đây là nhiệm vụ quan trọng
Nhắc lại, đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu vào tháng 4/2021, Thủ tướng nhấn mạnh, tháng 4 năm nay, muốn kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương phải chủ động, tích cực vào cuộc.
Nhắc lại, đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu vào tháng 4/2021, Thủ tướng nhấn mạnh, tháng 4 năm nay, muốn kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương phải chủ động, tích cực vào cuộc.

Thông tin được trao đổi tại phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, do Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng ban - chủ trì, vừa diễn ra ngày 9/4.

Công tác phòng, chống dịch còn những hạn chế, yếu kém

Tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, chúng ta đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực, yên tâm mở cửa lại trường học, du lịch phù hợp với tình hình. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại được củng cố và tăng cường, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, công tác phòng, chống dịch còn những hạn chế, yếu kém, bất cập phải cương quyết khắc phục trong thời gian tới. Tốc độ tiêm mũi 3 cho người lớn còn chậm; việc cung ứng, triển khai tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi chưa đạt mục tiêu đề ra tại phiên họp 13 của Ban Chỉ đạo. Còn lúng túng, bị động trong việc điều trị tại nhà, một số hướng dẫn chưa kịp thời, thiếu thống nhất. Nguồn nhân lực thiếu hụt khi tình hình diễn biến phức tạp ở một số địa phương, việc điều chuyển nhân lực còn lúng túng. Việc chi trả, thanh toán tài chính với công tác phòng, chống dịch còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ kịp thời. Tình hình thay đổi nhưng việc chuyển đổi, các hướng dẫn, biện pháp chưa theo kịp.

Thủ tướng nhắc lại, đợt bùng phát dịch thứ 4 bắt đầu vào tháng 4/2021. Tháng 4 năm nay, muốn kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, không để dịch bùng phát, hơn lúc nào hết, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương phải chủ động, tích cực vào cuộc, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với những diễn biến mới của dịch bệnh, vừa củng cố, thúc đẩy những việc đã làm được, vừa phải tiếp tục bám sát tình hình, dự báo, chuẩn bị các kịch bản, biện pháp để nếu có tình huống xảy ra thì không bị động, bất ngờ.

Nguyên nhân là có nơi, có lúc, có người còn chủ quan, lơ là với phòng, chống dịch. Một số Ban Chỉ đạo, cơ quan, đơn vị, địa phương còn thiếu quyết liệt, chưa kịp thời chuyển trạng thái thích ứng linh hoạt khi tình hình có thay đổi. Công tác hậu cần, phục vụ tiêm chủng còn có bất cập, phối hợp chưa chặt chẽ, hiệu quả.

Về nhiệm vụ chung thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát tình hình, diễn biến dịch bệnh trong nước và trên thế giới, bám sát khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học; kịp thời phát hiện, cảnh báo, ứng phó với các diễn biến chưa dự báo được, như virus có thể thích ứng với vaccine hoặc có thể xuất hiện các biến chủng mới, dịch bệnh có thể phức tạp, khó lường hơn. Đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine, nhất là với các đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, có bệnh nền, trẻ em, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đô thị lớn…; tập trung kiểm soát rủi ro, các ca chuyển nặng và tử vong; tiếp tục tăng cường y tế dự phòng, y tế cơ sở; chủ động về thuốc; đề cao ý thức người dân.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, công tác phòng, chống dịch còn những hạn chế, yếu kém, bất cập phải cương quyết khắc phục trong thời gian tới.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, công tác phòng, chống dịch còn những hạn chế, yếu kém, bất cập phải cương quyết khắc phục trong thời gian tới.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu triển nhất quán, đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023) theo Nghị quyết 38 của Chính phủ với phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn, các địa phương phải xây dựng kế hoạch, giải pháp, chuẩn bị nguồn lực thực hiện chương trình.

Thần tốc hơn nữa việc tiêm vaccine COVID-19

Nhấn mạnh nhiệm vụ tiêm vaccine, Thủ tướng nêu rõ, kinh nghiệm cho thấy vacicne vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vaccine cho các đối tượng chỉ định; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong tháng 4; đẩy nhanh việc cung ứng vaccine, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong quý II.

Tiếp tục nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 cho các đối tượng chỉ định, nhất là các đối tượng rủi ro cao, vì hiệu quả miễn dịch của vaccine suy giảm theo thời gian. Bộ Y tế phải bảo đảm đủ vaccine, các địa phương tổ chức tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả; vận động, tuyên truyền người dân và thực hiện các biện pháp khác để thực hiện mục tiêu đề ra.

Thủ tướng nêu rõ, kinh nghiệm cho thấy vacicne vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch.

Thủ tướng nêu rõ, kinh nghiệm cho thấy vacicne vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là tự chủ về thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, kit xét nghiệm để chuẩn bị cho tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc trong nước trên tinh thần bám sát các quy định của pháp luật, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, cắt giảm thủ tục hành chính nhưng bảo đảm về chuyên môn, khoa học. "Không để bị động, bất ngờ về vaccine, thuốc chữa bệnh, vật tư, sinh phẩm y tế trong bất cứ hoàn cảnh nào", Thủ tướng phát biểu.

Các Ban chỉ đạo các cấp không lơ là, chủ quan, bám sát tình hình, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, đặc biệt, phải chỉ đạo công việc cụ thể, rõ ràng, dễ nghe, hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện tới tận cấp cơ sở.

Về công tác thông tin, tuyên truyền, Thủ tướng yêu cầu phải huy động đa phương tiện, cung cấp thông tin trung thực, khách quan, kịp thời; ưu tiên, tăng cường thời lượng cho thông tin hướng dẫn, nhất là về diễn biến tình hình dịch bệnh, công tác điều trị, nhất là tự điều trị, điều trị tại nhà, sử dụng các biện pháp đông tây - y kết hợp…, về tiêm vaccine cho trẻ em.

Tiếp tục rà soát các quy định, quy chế, quy trình, tiêu chuẩn, tiêu chí hiện hành để điều chỉnh kịp thời phù hợp tình hình, diễn biến mới, tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, thống nhất, tập trung. Đẩy mạnh hơn nữa, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương và hợp tác quốc tế.