Bright Side mời bạn trải nghiệm qua những con đường đáng sợ nhất trên thế giới và có lẽ bạn sẽ từ bỏ ý định du lịch đến những địa danh này nếu phải đi qua những con đường tử thần này.
1. Đường hầm Guoliang, Trung Quốc
Đường hầm chiều dài 1,2 km dẫn đến một ngôi làng nhỏ cùng tên. Vào những năm 1970, cư dân trong làng đã tạo nên con đường này với nhiều “ô cửa sổ” xen kẽ rải rác dọc theo đường hầm được đục khoét bằng dụng cụ thô sơ.
Chiều rộng của đường hầm là khoảng 4 m, vì vậy người điều khiển phương tiện phải cực kỳ cẩn thận.
2. Chợ đường sắt Maeklong, Thái Lan
Nếu nhìn thoáng qua, chợ Maeklong giống như hàng trăm chợ Thái Lan khác ... cho đến khi bạn nghe thấy tiếng còi của chuyến tàu đi ngang qua các quầy hàng ở chợ. Người bán hàng nhanh chóng thu dọn hàng quá chỉ trong vài giây, nhường đường cho chuyến tàu di chuyển với tốc độ khoảng 15 km / h.
3. Đường Yungas, Bolivia
Đường Yungas nối liền hai thành phố La Paz và Coroico. Điểm cao nhất của nó là 3.300m và thấp nhất là 360m so với mực nước biển, tạo ra những lòng đường rất hẹp, chỉ vỏn vẹn có 3m và không có rào chắn bảo vệ với nhiều khúc cua ngoằn ngoèo. Thế nhưng, bất chấp đường có hẹp thế nào thì nhiều xe tải vẫn cố chấp chen ngang, lấn lướt vượt qua nhau.
4. Cao tốc Eyre, Australia
Nếu chỉ nhìn con đường cao tốc này, thì khó để ai đó hình dung được rằng nó là con đường vô cùng nguy hiểm. Thế nhưng, rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra trên con đường cao tốc dài 1.600km của Úc này.
Cao tốc Eyre tọa lạc ở rất xa khu dân cư, và tai nạn xảy ra chỉ đơn giản là nó quá dài, thẳng, không một lối rẽ, vô cùng vắng vẻ và đơn điệu khiến tài xế ngủ gật và mất tay lái.
5. Đường sắt “Mũi Tử Thần”, Ecuador
Tuyến đường sắt “Mũi Tử Thần” được xây dựng trên núi đá cùng tên ở độ cao 800m so với mực nước biển. Tuyến đường xuyên qua các vùng đồi núi và có những khúc rất nguy hiểm vì kế bên là vực sâu thăm thẳm. Hiện nay, các toa tàu đều được tân trang tuy nhiên du khách không được phép ngồi trên mái của các toa tàu như trước kia vì lý do an toàn.
6. Cầu đường sắt Pamban, Ấn Độ
Cây cầu Pamban dài 2,5km nối liền một phần đất liền của Ấn Độ với hòn đảo Pamban. Năm 1964, cây cầu này bị phá hủy bởi những trận đại phong ở vùng eo biển Palk Strait. Đó là lý do tại sao hiện nay, khi tốc độ gió vượt 55 km/h, tuyến đường sắt này nhận được cảnh báo nguy hiểm đặc biệt.
7. Đường cao tốc Karakoram, Pakistan - Trung Quốc
Với chiều dài 1.300 km, quốc lộ Karakoram được coi là đường cao tốc quốc tế cao nhất thế giới. Có những đoạn còn đi ở độ cao hơn 4.600 m. Vào mùa hè, khi mùa mưa đến, đoạn đường thường bị rửa trôi và sạt lở. Còn khi mùa đông đến, quốc lộ này thường phải đóng cửa bởi điều kiện thời tiết xấu có nguy cơ lở tuyết cao.
8. Con đường Passage du Gois, Pháp
Con đường Passage du Gois ở Pháp và nối liền Vịnh Burnёf với đảo Noirmoutier, cái tên nghe có vẻ bình thường nhưng đây là một con đường “kỳ lạ”. Du khách chỉ có thể đi trên con đường này 2 lần/ngày trong một vài giờ trước khi nó bị ngập nước.
9. Đường cao tốc Leh-Manali, Ấn Độ
Tuyến đường Leh-Manali chạy qua nhiều con đèo cao và có nhiều góc cua hiểm trở. Đường rất hẹp và xuống cấp nghiêm trọng; tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn các tài xế địa phương điều khiển xe với tốc độ cao.
10. Đường trên núi Thiên Môn, Trung Quốc
Với chiều dài 11 km, trong đó có đến 99 đường cong gấp khúc; một số đoạn khoảng cách giữa 2 đường cua gấp khúc chỉ 200 m, nên việc điều khiển xe tải hay xe khách có chiều dài lớn vượt qua những khúc cua này là rất khó khăn và đòi hỏi kỹ năng chắc tay của người lái xe.
11. Con đường băng qua hẻm núi Skippers, New Zealand
Vô số hố sâu và vách đá cheo leo, các triền núi dốc, khúc cua đột ngột, cầu treo và những đoạn đường hẹp... đủ khiến cho con đường đi qua hẻm núi Skippers tại New Zealand trở thành một trong những con đường hiểm trở nhất thế giới.
Các hãng cho thuê xe ở địa phương thậm chí còn không cung cấp bảo hiểm cho những người chinh phục tuyến đường này.
Theo Bright Side