|
Thổ Nhĩ Kỳ làm lành với Nga nhằm chặn đà độc quyền bá chủ của Iran? |
Sự cải thiện quan hệ giữa Moscow và Ankara, vốn đã thành có thể sau lời xin lỗi của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về sự cố với máy bay Nga Su-24, sẽ làm gay gắt hơn cuộc tranh đua của các nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, - tạp chí Foreign Policy nhận xét.
Việc cải thiện quan hệ với Nga và Israel gắn với nguyện vọng của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chặn đà độc quyền bá chủ của Iran ở Trung Đông, — theo ý kiến của ông Michael Tanchum chuyên gia về năng lượng và địa chính trị khu vực.
Sau khi ký kết thỏa thuận về chương trình hạt nhân, Tehran đã bung ra khỏi thế bị cô lập quốc tế và thoát khỏi trừng phạt, — nhà phân tích ghi nhận.
Bây giờ mục tiêu của Iran là đoạt lấy vị thế lãnh đạo khu vực của người Ả Rập Sunni ở Saudi Arabia, trong đó, nhờ vào đẩy tăng đột phá mức kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Trong tương quan này, một vấn đề trở thành cấp thiết hơn nữa là "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", — dự án đã bị đình chỉ sau sự cố Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga Su-24.
Ngoài ra, phụ thuộc vào quan hệ giữa hai nước còn có số phận của nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ do Nga xây dựng và vị thế của Matxcơva trên thị trường toàn cầu.
Sau lời xin lỗi của Tổng thống Erdogan, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexandr Novak tuyên bố sẵn sàng nối lại việc xây dựng "Dòng chảyThổ Nhĩ Kỳ" nếu có bảo đảm từ phía Thổ Nhĩ Kỳ và Ủy ban châu Âu.
Tuy nhiên Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng bây giờ vẫn còn là sớm nếu nói về khôi phục dự án — bởi tất cả các cuộc thương thảo, kể cả về lộ trình lắp đặt đường ống, hiện vẫn còn mang tính chất khung.